Khá Lên Nhờ Mô Hình Nuôi Dê

Khi thấy việc trồng trọt không còn mang lại hiệu quả kinh tế như trước, năng suất ngày càng giảm, anh Trần Quang Khải (ngụ xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất, Đồng Nai) đã tìm cho mình một hướng đi mới từ chăn nuôi dê. Đầu năm 2004, với số tiền ít ỏi dành dụm được, anh mua 5 con dê giống về nuôi thử, đồng thời trồng cỏ lấy thức ăn chăn nuôi.
Anh Khải chia sẻ: “Thời điểm tôi thí điểm mô hình nuôi dê, ở địa phương chưa có mấy người nuôi. Do chăn nuôi tự phát nên tôi chủ yếu tự tìm hiểu cách chăm sóc qua sách, báo để áp dụng vào thực tế”.
Ban đầu khi mới nuôi, chưa nắm rõ kỹ thuật chăm sóc nên đàn dê của anh Khải bị mắc một số bệnh và chết. Sau hơn 10 năm gắn bó với nghề nuôi dê, nắm bắt các phương pháp chăn nuôi, số dê của anh phát triển khá nhanh và đồng đều. Với 5 con dê làm giống ban đầu, hiện gia đình anh đã có 5 trại với gần 500 con, gồm: dê sinh sản, dê thịt và dê giống.
Anh Khải cho biết: “So với nuôi heo thì nuôi dê ít gặp rủi ro hơn vì không cần vốn đầu tư nhiều về cơ sở vật chất, chuồng trại, thức ăn… giá dê cũng ổn định hơn. Trung bình 2 năm dê sinh sản 3 lứa, mỗi lứa từ 2-3 con”.
Hiện nay, nhiều thương lái tìm tới gia đình anh đặt mua dê thịt để bỏ mối cho các nhà hàng. Với giá mua tại chuồng, dê thịt được bán với giá từ 110-120 ngàn đồng/kg, khoảng từ 35-40 kg/con. Trung bình mỗi năm gia đình anh thu từ 600-700 triệu đồng. “Nuôi dê khá an toàn mà hiệu quả và ổn định, cộng với thức ăn dễ kiếm nên trong thời gian tới tôi cũng mở rộng thêm trang trại để tăng đàn, nuôi thêm dê thịt đáp ứng nhu cầu thị trường” - anh Khải cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Mấy năm qua ở huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang có nhiều nông dân âm thầm chuyển đổi từ trồng lúa sang lập vườn cây ăn trái chuyên canh, hiệu quả kinh tế vượt trội gấp nhiều lần so với độc canh cây lúa.

Nhiều nhà nông canh tác rau theo hướng VietGAP ở xã Xuân Thọ, Đà Lạt đã và đang cùng với các nông hộ sản xuất liền kề tham gia thành lập tổ hợp tác để nâng cao kiến thức và thực hành sản xuất an toàn, từng bước gắn với thị trường tiêu thụ.

Cây Bonbo hay còn gọi là cây Mạc cà thuộc họ gừng, là loại cây đa tác dụng, hạt được sử dụng làm thuốc chữa bệnh, đọt non được sử dụng chế biến thành món ăn đến nay đã trồng được 116,8 ha tại Quế Phong (Nghệ An).

Cây na (còn gọi là mãng cầu ta) là một trong những loại cây ăn quả dễ thích nghi với điều kiện môi trường nên đã được người dân một số địa phương trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột lựa chọn trồng xen trong vườn cà phê

Theo Công ty TNHH ca cao Trọng Đức (huyện Định Quán), hiện doanh nghiệp đã phát triển được 134 hécta ca cao đạt chứng nhận UTZ Certified good inside trên địa bàn Đồng Nai.