Kết Quả Xử Lý Ra Hoa Cho Bưởi Ở Phú Thọ

Hiện nay trên địa bàn Đoan Hùng có trên 500ha bưởi vẫn chưa cho quả, trong đó có nhiều diện tích cây đã trên 5 năm tuổi, có khung tán và cành lá phát triển tốt, hoàn toàn có thể mang quả, đặc biệt là các diện tích được trồng ngoài bãi soi.
Để bưởi có thể ra hoa, cây cần trải qua thời kỳ phân hóa mầm hoa, điều kiện thích hợp trong giai đoạn này là ẩm độ và nhiệt độ thấp; trong khi đó thời tiết những năm gần đây có những biến đổi bất thuận, không theo quy luật, ảnh xấu đến khả năng ra hoa và đậu quả của cây bưởi.
Để giải quyết vấn đề trên, Trung tâm Khuyến nông Phú Thọ đã phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Đoan Hùng tiến hành thử nghiệm biện pháp xử lý ra hoa đối với vườn bưởi đến giai đoạn kết thúc thời kỳ kiến thiết cơ bản.
Mô hình thử nghiệm được triển khai trên giống bưởi Chí Đám có độ tuổi 5-6 năm trên quy mô 2ha tại vườn bưởi được trồng ngoài bãi soi thuộc khu 1, xã Chí Đám. Biện pháp được áp dụng là chặt rễ kết hợp với bón phân. Thời gian xử lý từ ngày 2-10/1/2014. Tiến hành đào rãnh với độ rộng từ 1/4-1/3 khoảng cách từ mép tán vào thân, sâu 20-30cm để làm đứt bớt các rễ có đường kính 1-1,5cm. Sau đó phơi rãnh từ 3-5 ngày để cho các vết thương ở rễ se bớt lại trước khi bón phân.
Lượng phân bón cho 1 cây là 5 kg phân vi sinh Sông Lô, 30-50 kg phân chuồng hoai mục, 2kg phân NPK12.5.10 và 1kg vôi bột trộn đều và bón cho cây. Biện pháp này được áp dụng đối với những cây sinh trưởng khỏe, không bị sâu bệnh, lá đã thành thục (không có lộc, lá non). Kết quả cho thấy với 520 cây xử lý đã có 432 cây ra hoa, đạt 80% số cây đã xử lý, vượt trội hơn hẳn so với đối chứng của các cây không xử lý.
Với kết quả trên các hộ tham gia mô hình rất phấn khởi hiện đang tích cực chăm sóc, tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật và đang tiến hành thụ phấn bổ sung cho vườn bưởi.
Có thể bạn quan tâm

Sau 23 năm phục vụ quân đội, năm 1990 ông Năng Văn Tuyến, thôn Quan Ngoại, xã Tam Quan (Tam Đảo) trở về địa phương với hai bàn tay trắng. Kinh tế gia đình ông ngày càng khó khăn và vất vả, bởi nguồn thu nhập gia đình lúc đó chủ yếu dựa vào 5 sào ruộng. Năm 1996, ông Tuyến đã bàn với gia đình mua 2 mẫu diện tích đất đồi của HTX với thời gian 50 năm để trồng cây ăn quả và chăn nuôi.

Mô hình chăn nuôi bò sữa trên địa bàn huyện Khoái Châu (Hưng Yên) được bắt đầu phát triển từ năm 2003 với sự hỗ trợ theo chương trình đề án chăn nuôi bò sữa của tỉnh, triển khai tại các xã vùng màu, vùng bãi, vùng bối. Tuy nhiên, sau một thời gian đàn bò sữa trên địa bàn huyện bị giảm do một số con bị ốm không chữa được, do đẻ khó, một số con sau khi nuôi bị vô sinh, sữa kém nên phải loại thải. Thị trường tiêu thụ sữa gặp khó khăn, giá sữa xuống thấp trong thời gian dài, người chăn nuôi bò sữa được lãi thấp, thậm chí bị thua lỗ nên một số hộ đã bán bò để thu hồi vốn trả nợ ngân hàng. Cùng thời điểm, giá bò lai sind giá lên cao, lãi nhiều, chăn nuôi lại đơn giản hơn bò sữa, nhiều hộ giảm bò sữa chuyển sang chăn nuôi bò lai sind, lấy giống cho bò sữa bằng bò lai sind. Bên cạnh đó, lực lượng cán bộ thú y còn mỏng, thiếu kinh nghiệm trong việc chẩn đoán, điều trị bệnh và thụ tinh nhân tạo; giá đầu vào như thức ăn tinh, công lao động, thuốc thú y... tăng cao trong khi giá sữa lại thấp và kéo dài, làm cho chăn nuôi

Theo Chi cục Thủy sản Cần Thơ, từ giữa tháng 3/2013, giá cá tra nguyên liệu trên địa bàn thành phố ở mức 19.500 - 21.000 đồng/kg, đến đầu tháng 4, giá cá nhích lên 500 đồng/kg, trong khi giá thành sản xuất dao động từ 23.000 - 24.000 đồng/kg. Ở thời điểm giá cá tra nguyên liệu tăng nhẹ thì giá cá tra giống lại giảm 3.000 đồng/kg so với tháng trước.

Không chịu sức ép từ gà thải loại nhập lậu, trong khi khu cầu thực dịp tết tăng mạnh nên gà chăn nuôi trong nước được giá. Người tiêu cũng tin tưởng hơn vì gà chất lượng bảo đảm dịp Tết còn người chăn nuôi phấn khởi vì có thêm thu nhập.

Thời gian gần đây, trang trại Út Thúy (xã Ninh Sơn, thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh) luôn tấp nập các đoàn khách đến tham quan, học tập.