Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Kết quả thực hiện Đề án lai tạo đàn bò ở Vân Canh tỉnh Bình Định

Kết quả thực hiện Đề án lai tạo đàn bò ở Vân Canh tỉnh Bình Định
Ngày đăng: 29/08/2015

Nhằm nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp đặc biệt là trên lĩnh vực chăn nuôi, năm 2011, UBND huyện Vân Canh (Bình Định) triển khai Đề án lai tạo đàn bò, giao Trạm Khuyến nông huyện phối hợp với UBND 7 xã-thị trấn thực hiện...

Ông Nguyễn Văn Thanh, Trưởng Trạm Khuyến nông huyện Vân Canh, cho biết: “Năm 2011, UBND huyện giao kế hoạch phối giống 938 con bò, nhưng khi đi vào thực hiện Đề án gặp nhiều khó khăn vì người dân địa phương chưa hiểu biết nhiều về giá trị của việc lai tạo đàn bò.

Với quyết tâm cao, Trạm đã tiến hành thụ tinh nhân tạo được 1.124 con; cho nhảy trực tiếp 63 con, tổng cộng cả hai loại thụ tinh được 1.187 con, đạt tỉ lệ 126,54% so với kế hoạch giao. Về chỉ tiêu giao bê lai sinh ra thời điểm đó 750 con, thực hiện được 754 con. Trong 5 năm thực hiện Đề án, chỉ tiêu bê lai sinh ra là 5.178 con, kết quả thực hiện 8.190 con, đạt tỉ lệ 158,16%”.

Số lượng đàn bê lai sinh ra hàng năm đã bổ sung rất lớn vào cơ cấu đàn bò hiện nay trên địa bàn huyện. Ước tính đến cuối năm 2015, tỉ lệ đàn bò lai toàn huyện sẽ đạt 50,2% (7.781/15.500 con), tăng 22% so với năm 2010, bình quân mỗi năm tăng 4,4%. Một số địa phương có tỉ lệ đàn bò lai khá cao, như: Canh Vinh 4.604 con, chiếm 66,87% tổng đàn bò trong xã; Canh Hiển 1.306 con, chiếm 61,56%…

Ông Nguyễn Văn Tấn - người Chăm H’roi, sinh sống tại làng Kà Xiêm, xã vùng sâu Canh Thuận - tâm sự: “Nhờ huyện cấp cho con bò đực lai để lai tạo nhảy trực tiếp đàn bò trong làng, nên bầy bò của gia đình mình đã được lai tạo, đến giờ có 5 con bê lai. So với bò cỏ thì bò lai có giá trị kinh tế cao hơn. Một con bò cỏ chăn thả 5 năm bán được từ 5 - 10 triệu đồng, nhưng với bò lai thì đến 25 - 30 triệu đồng chỉ sau 2 năm chăn thả. Bò lai sinh ra, thích nghi nhanh với môi trường khí hậu tại địa phương nên ít bị bệnh tật và lớn nhanh”.

Trong Đề án lai tạo đàn bò, huyện Vân Canh đã vận dụng lồng ghép kinh phí từ các Chương trình 30a, 135, Chương trình xây dựng nông thôn mới… bổ sung vào nguồn kinh phí thực hiện Đề án lai tạo đàn bò giai đoạn 2011 - 2015 để mua bò đực giống lai, hỗ trợ thức ăn tinh cho bò lai, mua cỏ giống hỗ trợ cho nông dân và mua bò cái giống lai cấp cho hộ nghèo trên địa bàn huyện.

Nhờ thực hiện có hiệu quả Đề án lai tạo đàn bò, đã giúp cho nhiều hộ chăn nuôi bò trên địa bàn huyện trở nên khá giả, có thu nhập từ 50 - 100 triệu đồng/năm từ bán bò nghé lai.

Ông Trần Kim Vũ, Chủ tịch UBND huyện Vân Canh, cho biết: “Trong những năm tới, nhất là giai đoạn 2016 - 2020, UBND huyện tiếp tục chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành liên quan chú trọng hơn nữa công tác lai tạo đàn bò trên cả 2 phương pháp (thụ tinh nhân tạo và nhảy trực tiếp), phấn đấu mỗi năm có 2.500 - 3.000 con bê lai ra đời, tăng tỉ lệ đàn bò lai hàng năm từ 3 - 3,5% so với tổng đàn; phấn đấu đến cuối năm 2020 tỉ lệ bò lai trong huyện đạt 65%”.


Có thể bạn quan tâm

Làm Giàu Từ Nghề Nuôi Trâu Thương Phẩm Làm Giàu Từ Nghề Nuôi Trâu Thương Phẩm

Gần giáp Tết Nguyên đán, gia đình ông Nguyễn Văn Định, thôn Vạn Ty, xã Thái Bảo, huyện Gia Bình (Bắc Ninh) lại có nguồn thu lớn từ đàn trâu chuẩn bị xuất chuồng. Năm nay giá bán trâu vẫn duy trì ở mức 30 triệu đồng/1 con, trừ chi phí đàn trâu mang lại nguồn lợi cho gia đình trên 100 triệu đồng.

21/01/2014
Đã Có 11 Khu Bảo Vệ Thuỷ Sản Trên Hệ Đầm Phá Tam Giang – Cầu Hai Đã Có 11 Khu Bảo Vệ Thuỷ Sản Trên Hệ Đầm Phá Tam Giang – Cầu Hai

Tỉnh từ năm 2009 đến nay, UBND tỉnh đã cho thành lập 11 khu bảo vệ thủy sản, với tổng diện tích gần 350, chiếm khoảng 1,5% diện tích đầm phá. Nền tảng để duy trì các khu bảo vệ thủy sản này chủ yếu dựa vào cộng đồng, gắn trách nhiệm quản lý, bảo vệ và hưởng lợi của người dân.

22/01/2014
Chủ Động Phòng Chống Rét Cho Cá Chủ Động Phòng Chống Rét Cho Cá

Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn tỉnh Lạng Sơn, hiện nay công tác phòng chống rét cho cá trên địa bàn tỉnh đã được triển khai đồng bộ, kịp thời, nhằm giúp cá lưu qua đông khỏe mạnh, đáp ứng số lượng, chất lượng giống cho vụ nuôi sau và đem lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

22/01/2014
Cá Chép Chờ Ông Táo Về Trời Cá Chép Chờ Ông Táo Về Trời

Ngày 23 tháng Chạp đang đến gần, các trại giống đang tất bật xuống ao quăng chài, thả lưới vây bắt cá chép để phục vụ lễ cúng tiễn ông Táo về trời.

22/01/2014
Trúng Mùa Cá Bông Lau Trúng Mùa Cá Bông Lau

Thiên nhiên thật hào phóng, ban tặng cho người dân ở vùng châu thổ Mê Kông một loài cá quý có tên là bông lau (loài hoa trắng). Cá thuộc loại da trơn, thịt trắng, thơm ngon. Giới sành điệu gọi là “đệ nhất da trơn” vì có giá trị cao gấp 10 lần cá tra. Hằng năm, khi nước dưới sông chuyển màu từ đục sang trong, cơn gió chướng bắt đầu thổi, là lúc người dân trong vùng bước vào mùa đánh bắt.

22/01/2014