Kết Quả Mô Hình Nuôi Cá Rô Đầu Vuông Thương Phẩm

Năm 2013, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Phú Yên phối hợp Trạm Khuyến nông Khuyến ngư huyện Tây Hòa triển khai mô hình nuôi cá rô đầu vuông thương phẩm tại 4 hộ với quy mô 0,3 ha.
Số lượng cá giống thả nuôi là 30.000 con, mật độ thả nuôi là 10 con/m2. Các hộ dân tham gia thực hiện mô hình nuôi cá rô đầu vuông được hỗ trợ 100% cá giống và 30 % thức ăn. Tổng kinh phí thực hiện mô hình là 60.075.000 đồng, trong đó, tổng kinh phí hỗ trợ về con giống và thức ăn là 27.450.000 đồng. Các hộ tham gia mô hình được tập huấn kỹ thuật.
Để mô hình được triển khai thuận lợi và đạt hiệu quả cao, các hộ tham gia mô hình phải thực hiện đúng theo yêu cầu kỹ thuật đề ra như: Thực hiện đúng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, áp dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến, nâng cao giá trị sản xuất, ổn định thu nhập cho nông dân… Đồng thời, Ban quản trị HTX Hòa Mỹ Tây đứng ra làm đại diện cho nhóm hộ tham gia thực hiện mô hình nuôi cá rô đầu vuông thương phẩm và Trung tâm KNKN tỉnh đã ký hợp đồng lao động với 01 cán bộ kỹ thuật để theo dõi và hướng dẫn bà con nông dân tham gia mô hình.
Tại buổi hội nghị tổng kết, ông Trần Văn Thái, Phó chủ nhiệm HTX Hòa Mỹ Tây cho biết, trong quá trình thực hiện, nhận thấy loài cá rô đầu vuông này thích ứng với điều kiện khí hậu, nguồn nước ở địa phương (đối với vụ nuôi từ tháng 7 đến tháng 11) nên cá lớn nhanh, ít bệnh tật, kỹ thuật nuôi đơn giản. Với đặc điểm loài cá phàm ăn, thức ăn nuôi có thể tận dụng được từ nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương, vì thế đây được coi là loài cá giúp bà con nông dân xóa đói giảm nghèo.
Ông Nguyễn Khắc Tân, Phó Giám đốc Trung tâm KN-KN Phú Yên đánh giá, đây là mô hình nuôi mới, bước đầu đạt hiệu quả, phù hợp với điều kiện tự nhiên, trình độ canh tác của bà con nông dân trong địa phương. Việc tiêu thụ đối tượng này trên thị trường hiện cũng khá thuận lợi nên nuôi cá rô đầu vuông đang được bà con hồ hởi đón nhận.
Qua 5 tháng triển khai, các hộ tham gia mô hình đã thực hiện đầy đủ quy trình kỹ thuật nuôi nên cá rô đầu vuông sinh trưởng, phát triển tốt. Trong suốt quá trình nuôi không để dịch bệnh xảy ra, tỷ lệ nuôi sống đạt 77%, cao hơn mục tiêu đề ra 7%. Kết quả khi nghiệm thu mô hình cho thấy, sau 5 tháng nuôi cá đạt kích cỡ 8-9 con/kg, năng suất ước đạt 8,1 tấn/ha (cao hơn mục tiêu đề ra 1,1 tấn/ ha). Hiện nay giá bán cá thương phẩm ngay tại hộ nuôi 50.000 đồng/kg, nếu bán để làm cá giống giá 70.000- 80.000 đồng/kg.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 19/12, tại Cần Thơ, Hiệp hội cá Tra Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo “Phát triển thị trường và nâng cao giá trị gia tăng cá tra vùng Đồng bằng sông Cửu Long”.

Ông Nguyễn Văn Tê, ở ấp 3, xã Mỹ Thạnh Đông, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An bắt đầu khởi nghiệp cách đây khoảng 20 năm, gia đình ông chuyên sản xuất lúa, với diện tích khoảng 1,7 ha. Do đặc điểm vùng đất Đức Huệ là vùng đất xám bạc màu, nhiễm phèn, có những nơi nhiễm phèn nặng không thể sản xuất nông nghiệp.

Khi chuẩn bị vào vụ chế biến mía đường 2013-2014, hầu hết nông dân trồng mía tỏ ra không vui khi các nhà máy công bố chính sách thu mua với giá thấp hơn vụ trước gần 10%. Một số người trồng mía dự tính sau khi thu hoạch xong sẽ chuyển sang trồng mì.

Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh vừa tổng kết mô hình “Trình diễn khắc phục bệnh chổi rồng trên cây nhãn tiêu da bò” trên diện tích 3ha tại ấp Phú An (xã Bình Hòa Phước - Long Hồ - Vĩnh Long).

Bước vào mùa nắng, dừa uống nước tăng giá từ 30.000 - 35.000 đồng/chục 12 trái tháng trước lên 50.000 - 55.000 đồng/chục hiện nay.