Kết Quả Mô Hình Nuôi Cá Rô Đầu Vuông Thương Phẩm

Năm 2013, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Phú Yên phối hợp Trạm Khuyến nông Khuyến ngư huyện Tây Hòa triển khai mô hình nuôi cá rô đầu vuông thương phẩm tại 4 hộ với quy mô 0,3 ha.
Số lượng cá giống thả nuôi là 30.000 con, mật độ thả nuôi là 10 con/m2. Các hộ dân tham gia thực hiện mô hình nuôi cá rô đầu vuông được hỗ trợ 100% cá giống và 30 % thức ăn. Tổng kinh phí thực hiện mô hình là 60.075.000 đồng, trong đó, tổng kinh phí hỗ trợ về con giống và thức ăn là 27.450.000 đồng. Các hộ tham gia mô hình được tập huấn kỹ thuật.
Để mô hình được triển khai thuận lợi và đạt hiệu quả cao, các hộ tham gia mô hình phải thực hiện đúng theo yêu cầu kỹ thuật đề ra như: Thực hiện đúng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, áp dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến, nâng cao giá trị sản xuất, ổn định thu nhập cho nông dân… Đồng thời, Ban quản trị HTX Hòa Mỹ Tây đứng ra làm đại diện cho nhóm hộ tham gia thực hiện mô hình nuôi cá rô đầu vuông thương phẩm và Trung tâm KNKN tỉnh đã ký hợp đồng lao động với 01 cán bộ kỹ thuật để theo dõi và hướng dẫn bà con nông dân tham gia mô hình.
Tại buổi hội nghị tổng kết, ông Trần Văn Thái, Phó chủ nhiệm HTX Hòa Mỹ Tây cho biết, trong quá trình thực hiện, nhận thấy loài cá rô đầu vuông này thích ứng với điều kiện khí hậu, nguồn nước ở địa phương (đối với vụ nuôi từ tháng 7 đến tháng 11) nên cá lớn nhanh, ít bệnh tật, kỹ thuật nuôi đơn giản. Với đặc điểm loài cá phàm ăn, thức ăn nuôi có thể tận dụng được từ nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương, vì thế đây được coi là loài cá giúp bà con nông dân xóa đói giảm nghèo.
Ông Nguyễn Khắc Tân, Phó Giám đốc Trung tâm KN-KN Phú Yên đánh giá, đây là mô hình nuôi mới, bước đầu đạt hiệu quả, phù hợp với điều kiện tự nhiên, trình độ canh tác của bà con nông dân trong địa phương. Việc tiêu thụ đối tượng này trên thị trường hiện cũng khá thuận lợi nên nuôi cá rô đầu vuông đang được bà con hồ hởi đón nhận.
Qua 5 tháng triển khai, các hộ tham gia mô hình đã thực hiện đầy đủ quy trình kỹ thuật nuôi nên cá rô đầu vuông sinh trưởng, phát triển tốt. Trong suốt quá trình nuôi không để dịch bệnh xảy ra, tỷ lệ nuôi sống đạt 77%, cao hơn mục tiêu đề ra 7%. Kết quả khi nghiệm thu mô hình cho thấy, sau 5 tháng nuôi cá đạt kích cỡ 8-9 con/kg, năng suất ước đạt 8,1 tấn/ha (cao hơn mục tiêu đề ra 1,1 tấn/ ha). Hiện nay giá bán cá thương phẩm ngay tại hộ nuôi 50.000 đồng/kg, nếu bán để làm cá giống giá 70.000- 80.000 đồng/kg.
Có thể bạn quan tâm

70 cán bộ hội ND, trong đó có 40 cán bộ chủ chốt hội cơ sở trong tỉnh nhiệm kỳ 2012-2017 vừa được Trường Cán bộ Hội ND triệu tập để trang bị kiến thức nghiệp vụ chuyên ngành của hội năm 2012.

Thành phố Hải Phòng không có làng nghề truyền thống nào về nghề rèn, những hộ cá lẻ chuyên làm nghề này cũng ít. Với anh Tiêu Đức Lâm, đây là nghề tay trái, nhưng lại được nhiều người suy tôn là “vua rèn”, bởi tay nghề có hạng và sự mẫn cán của anh trong công việc.

Tôm chết hàng loạt ở ĐBSCL thời gian qua được các chuyên gia xác định nguyên nhân chính là do thuốc BVTV (nông dân sử dụng để diệt giáp xác) tồn dư trong môi trường.

Ngày 7/5, tại tỉnh Đồng Nai, Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp, lần I – năm 2012 với chủ đề “Sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi” do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai tổ chức. Nhiều giải pháp áp dụng chế phẩm sinh học (CPSH)được người chăn nuôi rất quan tâm…

Ngày 22.6, ông Phạm Văn Thọ - Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Thọ (H.Phù Mỹ, Bình Định) cho biết bí đao khổng lồ (40 - 45 kg/quả) trên địa bàn đang được thương lái thu mua với giá 4.000 - 4.500 đồng/kg, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.