Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Kết Quả Bước Đầu Của Mô Hình Trồng Cam Sành Xen Ổi

Kết Quả Bước Đầu Của Mô Hình Trồng Cam Sành Xen Ổi
Ngày đăng: 19/11/2013

Trong 3 năm từ 2010 – 2013, Trung tâm Khuyến nông Sóc Trăng phối hợp với dự án Jica – Sofri triển khai thực hiện dự án “Cải thiện hệ thống khuyến nông để áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong trồng trọt cho nông dân nghèo ở đồng bằng sông Cửu Long” tại huyện Kế Sách. Sau hơn 3 năm thực hiện, mô hình đã thu được kết quả khả quan.

Mô hình triển khai từ tháng 01/2010, qui mô 2 ha mô hình mẫu đến nay đạt được 14,2 ha. Ngay từ khi bắt đầu triển khai dự án, bên cạnh việc phân công nhiệm vụ cho cán bộ có đủ năng lực và trình độ chuyên môn phối hợp với dự án và chính quyền địa phương để tổ chức thực hiện theo đúng tiến độ, nội dung, yêu cầu của dự án, Trung tâm khuyến nông tỉnh được sự hỗ trợ từ phía Jica cũng đã tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật và phát hành tài liệu về kỹ thuật trồng và chăm sóc cam sành và ổi cho hơn 80 hộ nông dân trong và ngoài mô hình. Các hộ được dự án hỗ trợ 100% giống, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong suốt quá trình tham gia dự án.

Hộ ông Hồ Minh Hải là một trong 16 hộ nông dân tham gia mô hình với diện tích 0,62 ha có 234 cây cam, 380 cây ổi. Sau 18 tháng trồng tỷ lệ cây bị bệnh vàng lá greening là 2,99%. Ông Hải cho biết, do được tập huấn kỹ thuật trước khi trồng lại được dự án hỗ trợ đầy đủ phân bón thuốc bảo vệ thực vật nên vườn cam phát triển tốt và cho thu hoạch trái lần đầu được 1.050 kg với giá 12.000 đồng/kg, ông thu về được 12,6 triệu đồng. Ông Đỗ Văn Út cũng là một trong 16 nông dân tham gia dự án cho biết thêm, ngoài thu nhập từ cam sành, ổi cũng là nguồn thu đáng kể trong lúc kiến thiết vườn. Cụ thể, sau khi tham gia dự án được 8 tháng cây ổi bắt đầu cho thu nhập từ 1,5 – 1,8 triệu đồng/tháng, nếu tính từ khi cây ổi cho thu nhập đến nay gia đình ông thu được hơn 70 triệu đồng tiền ổi.

Qua 3 năm triển khai, chiều cao cây cam 2 -2,3 m, đường kính tán cây 3,5 – 3,8 m, tỷ lệ bệnh greening 7% thấp hơn nhiều so với trồng truyền thống 30 – 50%. Các cây bị bệnh đã cắt bỏ và trồng lại cây mới. Mô hình năm thứ 2 (2011), cây được 18 tháng tuổi, chiều cao cây 1,4 – 1,9 m, đường kính tán cây 1,8 – 2 m, tỷ lệ bệnh chưa phát hiện. Mô hình năm thứ 3 (2012), cây được 9 tháng tuổi đang ra cơi đọt thứ 6 và 8, tỷ lệ sống sau khi trồng 95% số cây chết đã được trồng bổ sung, bệnh greening chưa xuất hiện.

Từ kết quả bước đầu của mô hình trồng cam sành xen ổi ở huyện Kế Sách. Trung tâm Khuyến nông Sóc Trăng dự kiến tiếp tục mở rộng mô hình sang huyện Mỹ Tú từ nguồn kinh phí chuyển dịch cơ cấu của tỉnh.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Rắn Hổ Hèo Trong Hộc Tủ Nuôi Rắn Hổ Hèo Trong Hộc Tủ

Vào nhà ông Trần Văn Lèo (60 tuổi), khóm 2, thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) chỗ nào cũng tủ lớn nhiều hộc. Thoạt đầu, không hiểu tại sao gia đình ông lại sử dụng nhiều tủ, dạng tủ lưu giữ hồ sơ ở các cơ quan, như vậy? Nhưng có ngờ đâu, mỗi hộc tủ là “khung trời” sinh sống của một con rắn hổ hèo.

02/01/2013
Mô Hình Nuôi Vịt Thịt Theo Hướng An Toàn Sinh Học Ở Đồng Tháp Mô Hình Nuôi Vịt Thịt Theo Hướng An Toàn Sinh Học Ở Đồng Tháp

Với nguồn vốn Khuyến nông Quốc gia, Trạm Khuyến nông huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) đã đầu tư thực hiện mô hình nuôi vịt thịt theo hướng an toàn sinh học, với quy mô 2.500 con vịt siêu thịt, có 5 hộ dân tham gia, tập trung ở các xã: Mỹ Long, Mỹ Hội, Tân Hội Trung và Tân Nghĩa.

04/01/2013
Nam Bộ Phát Triển Mạnh Mô Hình Cánh Đồng Mẫu Lớn Nam Bộ Phát Triển Mạnh Mô Hình Cánh Đồng Mẫu Lớn

Theo Cục trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, mô hình cánh đồng mẫu lớn đang phát triển mạnh ở khu vực Nam Bộ, đặc biệt là vùng ĐBSCL với những nông dân thuần thục trong ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa.

05/01/2013
Hỗ Trợ 14 Tấn Hóa Chất Xử Lý Ao Đầm Tôm Nuôi Hỗ Trợ 14 Tấn Hóa Chất Xử Lý Ao Đầm Tôm Nuôi

Theo ngành chức năng huyện Cái Nước (Cà Mau) cho biết: Năm nay thời tiết diễn biến khá phức tạp, đến thời điểm này có khoảng 160 ha tôm nuôi công nghiệp bị thiệt hại chủ yếu là các bệnh phổ biến như: đỏ thân, đốm trắng và hoại tử gan tụy.

01/08/2013
Lợi Ích Từ Việc Xen Canh Trong Vườn Cao Su Lợi Ích Từ Việc Xen Canh Trong Vườn Cao Su

Khi diện tích đất sản xuất ít, nhiều hộ nông dân đã xen canh những loại cây trồng ngắn ngày vừa tăng thêm nguồn thu, vừa có tác dụng bổ sung chất dinh dưỡng cho cây trồng chính. Trước đây, nông dân thường chọn xen cây mì vào vườn cao su non nhưng đất ngày càng bạc màu, làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của cây trồng chính.

01/08/2013