Kết Quả Bước Đầu Của Đề Án Phát Triển Cây Chanh Leo

Trong vụ Xuân 2014, UBND tỉnh Hà Giang đã phối hợp với Công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (tỉnh Ninh Bình) ký kết hợp đồng triển khai trồng 60 ha cây chanh leo tại 3 huyện Vị Xuyên, Bắc Quang và Quang Bình.
Trong đó huyện Vị Xuyên trồng 50 ha và được triển khai trồng tại 3 xã Trung Thành, Ngọc Linh và Bạch Ngọc; huyện Bắc Quang triển khai 5 ha tại xã Vĩnh Phúc với 16 hộ tham gia và huyện Quang Bình trồng 5 ha tại xã Tiên Nguyên 1,0 ha (với 3 hộ tham gia) và thị trấn Yên Bình 4,0 ha (với 24 hộ tham gia). Thời điểm triển khai trồng chanh leo từ đầu tháng 3/2014.
Cho đến cuối tháng 7/2014, các diện tích trồng chanh leo đã cho quả đạt kích thước từ 3,5 – 4 cm; khoảng thời gian từ giữa đến cuối tháng 8/2014, cây chanh leo sẽ bước vào giai đoạn chín và cho thu hoạch.
Theo đánh giá của các cơ quan chuyên môn, năng suất chanh leo tại các mô hình của 3 huyện ước đạt từ 50 – 55 tấn/ha. Theo hợp đồng, Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Đồng Giao sẽ thu mua toàn bộ sản phẩm với giá tối thiểu từ 5.000 đồng/kg trở lên thì thu nhập của người nông dân sẽ đạt từ 250 - 275 triệu đồng/ha; sau khi trừ các khoản chi phí còn lãi từ 140 – 150 triệu đồng/ha.
Từ thực tiễn trong vụ Xuân 2014 cho thấy, cây chanh leo phát triển khá tốt trong điều kiện thời tiết và đất đai tại 3 huyện triển khai Đề án; cây sinh trưởng tốt, tỷ lệ sống cao và sâu bệnh hại thấp; nhiều cây có tỷ lệ đậu quả cao, từ 6 – 7 quả/cây. Đây chính là cơ sở để UBND tỉnh Hà Giang triển khai mở rộng diện tích cây chanh leo trên địa bàn của 3 huyện thực hiện Đề án và các huyện khác trên địa bàn của tỉnh.
Ông Lương Văn Đoàn, Chủ tịch UBND huyện Vị Xuyên (là huyện có diện tích trồng chanh leo lớn nhất tỉnh): Với đặc thù là huyện dựa chủ yếu vào sản suất nông lâm nghiệp, đối với Đề án cây chanh leo sẽ là một bước tiến mang tính đột phá trong sản suất nông nghiệp trên địa bàn huyện Vị Xuyên. Bên cạnh đó, Đề án cây chanh leo sẽ là một nền tảng quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo đối với đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện Vị Xuyên khi triển khai phát triển cây chanh leo.
Hy vọng trong những năm tới, từ những thành công bước đầu, cây chanh leo sẽ được tiếp tục mở rộng diện tích trên địa bàn tại các huyện của Hà Giang. Và sự thành công bước đầu của Đề án cây chanh leo trên địa bàn Hà Giang chính là cơ sở góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống và là nền tảng quan trọng thúc đẩy công cuộc xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn của tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam – Liên minh châu Âu (EU) khi được thực hiện sẽ mở ra nhiều cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU rộng lớn với hơn 500 triệu người tiêu dùng và GDP hơn 17.000 tỷ USD.

Năm 2012, Đề án nâng cao năng suất và chất lượng tôm nuôi tại huyện Năm Căn (Cà Mau) thực hiện đạt thấp, nhất là nuôi tôm công nghiệp. Kế hoạch đề ra là chuyển đổi 200 ha sang nuôi tôm công nghiệp, nhưng chỉ đạt hơn 31 ha.

Từ một huyện chỉ độc canh về cây lúa, đến nay huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) đã có nhiều chuyển đổi tích cực đa dạng hóa về cây trồng, vật nuôi. Các mô hình như: Nuôi lợn nái Móng Cái, nuôi giun kết hợp làm VAC, nuôi trâu bò vỗ béo và trồng các loại rau màu có giá trị kinh tế cao đang ngày được nông dân mở rộng. Cùng với nhiều loại hình kinh tế phát triển nói trên, ở huyện Lộc Bình hiện nay còn có những mô hình được nhiều bà con quan tâm cần được nhân rộng đó là: Nuôi gà nhiều cựa thả vườn.

Để nuôi cá lóc, nông dân ở xã Đại An (huyện Trà Cú) không chỉ vất vả đào ao mà họ còn phải cất công khoan giếng lấy nước ngọt nuôi cá. Sau hơn 4 tháng nuôi bà con thu về bạc 100 triệu, cao gấp 50 lần so với trồng lúa.

Mặc dù ngành chức năng đã khuyến cáo các hộ nuôi tôm không thả nuôi tôm trái vụ để cải tạo ao đầm, nhưng người dân ở nhiều địa phương vẫn tiếp tục thả nuôi vụ mới, bất chấp rủi ro dịch bệnh do điều kiện thời tiết không thuận lợi.