Kết Quả Bước Đầu Của Đề Án Phát Triển Cây Chanh Leo

Trong vụ Xuân 2014, UBND tỉnh Hà Giang đã phối hợp với Công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (tỉnh Ninh Bình) ký kết hợp đồng triển khai trồng 60 ha cây chanh leo tại 3 huyện Vị Xuyên, Bắc Quang và Quang Bình.
Trong đó huyện Vị Xuyên trồng 50 ha và được triển khai trồng tại 3 xã Trung Thành, Ngọc Linh và Bạch Ngọc; huyện Bắc Quang triển khai 5 ha tại xã Vĩnh Phúc với 16 hộ tham gia và huyện Quang Bình trồng 5 ha tại xã Tiên Nguyên 1,0 ha (với 3 hộ tham gia) và thị trấn Yên Bình 4,0 ha (với 24 hộ tham gia). Thời điểm triển khai trồng chanh leo từ đầu tháng 3/2014.
Cho đến cuối tháng 7/2014, các diện tích trồng chanh leo đã cho quả đạt kích thước từ 3,5 – 4 cm; khoảng thời gian từ giữa đến cuối tháng 8/2014, cây chanh leo sẽ bước vào giai đoạn chín và cho thu hoạch.
Theo đánh giá của các cơ quan chuyên môn, năng suất chanh leo tại các mô hình của 3 huyện ước đạt từ 50 – 55 tấn/ha. Theo hợp đồng, Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Đồng Giao sẽ thu mua toàn bộ sản phẩm với giá tối thiểu từ 5.000 đồng/kg trở lên thì thu nhập của người nông dân sẽ đạt từ 250 - 275 triệu đồng/ha; sau khi trừ các khoản chi phí còn lãi từ 140 – 150 triệu đồng/ha.
Từ thực tiễn trong vụ Xuân 2014 cho thấy, cây chanh leo phát triển khá tốt trong điều kiện thời tiết và đất đai tại 3 huyện triển khai Đề án; cây sinh trưởng tốt, tỷ lệ sống cao và sâu bệnh hại thấp; nhiều cây có tỷ lệ đậu quả cao, từ 6 – 7 quả/cây. Đây chính là cơ sở để UBND tỉnh Hà Giang triển khai mở rộng diện tích cây chanh leo trên địa bàn của 3 huyện thực hiện Đề án và các huyện khác trên địa bàn của tỉnh.
Ông Lương Văn Đoàn, Chủ tịch UBND huyện Vị Xuyên (là huyện có diện tích trồng chanh leo lớn nhất tỉnh): Với đặc thù là huyện dựa chủ yếu vào sản suất nông lâm nghiệp, đối với Đề án cây chanh leo sẽ là một bước tiến mang tính đột phá trong sản suất nông nghiệp trên địa bàn huyện Vị Xuyên. Bên cạnh đó, Đề án cây chanh leo sẽ là một nền tảng quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo đối với đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện Vị Xuyên khi triển khai phát triển cây chanh leo.
Hy vọng trong những năm tới, từ những thành công bước đầu, cây chanh leo sẽ được tiếp tục mở rộng diện tích trên địa bàn tại các huyện của Hà Giang. Và sự thành công bước đầu của Đề án cây chanh leo trên địa bàn Hà Giang chính là cơ sở góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống và là nền tảng quan trọng thúc đẩy công cuộc xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn của tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Cải tạo vùng đất đồi, lựa chọn cây trồng phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao là hướng đi mới. Với hướng đi này, anh Cường và một số hộ dân nơi đây đã góp phần làm đa dạng hóa các giống cây trồng, nhất là cây ăn trái. Qua đó thúc đẩy kinh tế địa phương từng bước thay đổi.

Theo thống kê từ Cộng đồng Tiêu Quốc tế (một nhóm các nhà sản xuất ở Jakarta), hiện hạt tiêu đen đang được giao dịch trên thị trường với mức giá khoảng 9 USD/kg; tăng mạnh so với mức 2 USD/kg trong khoảng 1 thập kỷ trước. Trong khi đó, giá hạt tiêu trắng vào khoảng 13 USD/kg, tăng gấp 3 lần so với 1 thập kỷ trước.

Năm 2013, được tiếp cận nguồn vốn 20 triệu đồng từ Dự án đầu tư cải tạo chăm sóc cà phê, hồ tiêu do Hội Nông dân huyện hỗ trợ, ông K’Đum, ở bon Bu N’đor, xã Đắk Wer đã mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật về chăm sóc, phòng bệnh cho vườn cà phê. Mặc dù nguồn vốn được hỗ trợ không nhiều, nhưng đã giúp gia đình vượt qua thời điểm khó khăn lúc đó, cũng như có thêm nguồn vốn để đầu tư tốt cho cây trồng.

Ông Lê Văn Hòa là nông dân giàu kinh nghiệm về nuôi trồng thủy sản tại xã Trà Cổ (huyện Tân Phú). Ông cũng là người đi tiên phong trong việc thử nghiệm và nuôi thành công cá tầm, giống cá xứ lạnh ở vùng nhiệt đới. Theo ông Hòa, điều kiện khí hậu ở xã Trà Cổ, nhất là ở đây có nguồn nước suối tự nhiên, quanh năm mát lạnh phù hợp để nuôi giống cá vùng ôn đới này.

Nhiều năm qua, Trung tâm Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Đồng Tháp (tiền thân là Trung tâm giống nông nghiệp Đồng Tháp) thường xuyên tổ chức nghiên cứu, khảo nghiệm chọn ra những giống lúa tốt và mới, có triển vọng để bổ sung hiệu quả vào bộ giống lúa sản xuất của tỉnh. Ngoài ra, Trung tâm còn phục tráng những giống lúa đã bị thoái hóa nhằm cung ứng kịp thời nhu cầu bà con nông dân.