Kết nối tiêu thụ nông sản

Tham dự có hơn 20 DN đến từ các tỉnh trong nước và khoảng 60 DN hoạt động SXKD nông sản của Lâm Đồng.
Tại hội nghị, đã có nhiều hợp đồng và biên bản ghi nhớ giữa các DN trong nước chuyên tiêu thụ và XK nông sản với các DN SXKD nông sản của Lâm Đồng đã được ký kết.
Nội dung của những hợp đồng và biên bản ghi nhớ này tập trung vào việc tiêu thụ các loại nông sản đặc trưng của Lâm Đồng mang nhãn hiệu độc quyền “Rau Đà Lạt” gồm các loại khoai tây, cà chua, ớt ngọt, atisô, rau ăn lá...
Đặc biệt, các DN tiêu thụ và XK nông sản đến từ TP.HCM, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai... đã có dịp trao đổi, tìm hiểu về hoạt động SXKD nông sản của các DN ở Lâm Đồng, về các nông sản đặc trưng của Đà Lạt, về chính sách của địa phương hỗ trợ DN và phát triển nông sản đặc trưng...
Hội nghị kết nối giao thương giữa các DN trong tỉnh với các DN trong nước hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp lần này được xem là một trong những nền tảng cơ bản để địa phương đẩy mạnh SX và tiêu thụ nông sản, nhất là nông sản đặc trưng mang nhãn hiệu độc quyền “Rau Đà Lạt” trong thời gian tới.
Đây cũng được xem là tiền đề của quá trình hợp tác lâu dài giữa DN trong tỉnh với các DN trên cả nước trong việc đưa sản phảm nông nghiệp của Đà Lạt ra với thị trường trong nước và quốc tế.
Tại hội nghị, GĐ thương mại Tập đoàn Lotte Mart Việt Nam - ông Kim Tae Ho, phát biểu: “Hiện vẫn còn nhiều sản phẩm nông nghiệp của Lâm Đồng, nhất là các sản phẩm đặc trưng mang nhãn hiệu “Rau Đà Lạt” chưa đến được người tiêu dùng một cách rộng rãi.
Trong tương lai, theo định hướng chiến lược, Lâm Đồng sẽ được xây dựng để trở thành một trung tâm rau - hoa lớn của không chỉ Việt Nam mà còn là của cả khu vực Đông Nam Á. |
Do vậy, trong khả năng của mình, Tập đoàn Lotte Mart Việt Nam sẽ hợp tác chặt chẽ với các nhà cung cấp nông sản Lâm Đồng để có thể đưa sản phẩm nông nghiệp của địa phương này đến người tiêu dùng một cách rộng rãi hơn”.
Được biết, Lotte là một trong những tập đoàn kinh tế lớn của Hàn Quốc, hoạt động trên nhiều lĩnh vực. Tại Việt Nam, Lotte hiện đã có 10 trung tâm thương mại hoạt động ở các thành phố lớn như TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đà Nẵng, Hà Nội...
Trước khi đến với hội nghị kết nối giao thương lần này, vào tháng 4 vừa qua, Lotte Mart Việt Nam đã ký kết hợp tác tiêu thụ nông sản và thực phẩm với Trung tâm Xúc tiến đầu tư - thương mại và du lịch Lâm Đồng trên tinh thần Lotte Mart sẽ là một kênh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp quan trọng của Lâm Đồng trong tương lai.
Lâm Đồng hiện có 11.887 ha rau được SX theo mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao (cả tỉnh có gần 40.000 ha đất nông nghiệp SX theo mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, bằng 15% tổng diện tích nông nghiệp cả tỉnh) trên tổng diện tích 53.000 ha rau cả tỉnh với sản lượng 1,8 triệu tấn, vùng rau lớn nhất trong cả nước.
Có thể bạn quan tâm

Nuôi cá trong ruộng lúa là một hình thức canh tác xen kẽ làm tăng thu nhập trên cùng một thửa ruộng. Mô hình này đã được một số địa phương thực hiện theo tập quán cũ, tuy nhiên, chỉ khi các hộ dân áp dụng đúng kỹ thuật nuôi trồng, hình thức nuôi cá-lúa mới thực sự phát huy hiệu quả.

Ông Hồ Văn Đại mà mọi người ở ấp Mương Khai, xã Mỹ Hương, huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng) thường quen gọi ông với cái tên rất thân thiện là Tư Đại ba ba, ông là một trong những điển hình làm kinh tế giỏi ở địa phương, nhờ việc nuôi ba ba hiệu quả, đến nay ông đã có được một cơ ngơi đáng để nhiều người mơ ước.

Trồng dâu nuôi tằm là nghề truyền thống của người dân Hoài Ân. Riêng ở xã Ân Hảo Đông (Bình Định), hiện có khoảng 90 ha dâu và gần 200 hộ nuôi tằm. Vài năm trở lại đây giá kén tằm ở mức cao, đặc biệt từ đầu năm 2013 đến nay kén tằm được mùa, được giá, nên người nuôi tằm rất phấn khởi.

Ban quản lý dự án cạnh tranh nông nghiệp tỉnh Bình Định vừa tổ chức tổng kết dự án: “Xây dựng mô hình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt đạt tiêu chuẩn VietGAP đối với cây xoài Bình Định”.

Tại TP.Quy Nhơn (Bình Định), ngày 18.7 Bộ NNPTNT đã tổ chức Hội nghị chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên (DHNTB-TN).