Kết Luận Của Thủ Tướng Đối Với Nhiều Đề Nghị Của Hội Nông Dân VN

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Trung ương Hội Nông dân Việt Nam nghiên cứu tiếp thu trong quá trình sửa đổi Luật đất đai năm 2003.
Về chính sách đất đai, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chuẩn bị sơ kết 1 năm thực hiện Chỉ thị 1474/CT-TTg ngày 28/8/2011, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 9/2012 để đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho nhân dân.
Nhà nước cần có quy hoạch sử dụng đất một cách khoa học, cụ thể cho các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội; hạn chế tối đa việc lấy đất nông nghiệp, đất lúa.
Thủ tướng Chính phủ đồng ý về nguyên tắc cơ chế để nông dân vay vốn không phải nộp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu, hướng dẫn cụ thể.
Có chính sách thu mua nông sản dư thừa
Thủ tướng Chính phủ đồng ý về chủ trương Nhà nước có chính sách thu mua nông sản dư thừa. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Trung ương Hội Nông dân đề xuất cơ chế hỗ trợ phù hợp để tạm trữ nông sản.
Đồng thời, Thủ tướng cũng đồng ý với đề nghị của Trung ương Hội Nông dân về việc ưu tiên thu mua nông sản được sản xuất theo tiêu chuẩn Viet GAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt). Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu, trình Chính phủ Đề án Chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp tốt.
Cơ chế tham gia xây dựng chính sách liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân
Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề nghị của Trung ương Hội Nông dân về việc có cơ chế để Hội Nông dân Việt Nam được trực tiếp tham gia từ đầu trong việc xây dựng các chính sách liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân.
Thủ tướng yêu cầu các Bộ, cơ quan chủ trì đề án mời Hội Nông dân Việt Nam tham gia từ đầu trong quá trình xây dựng cơ chế, chính sách liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Đồng thời, đề nghị Hội Nông dân Việt Nam tích cực và chủ động tham gia việc xây dựng và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách này.
Có thể bạn quan tâm

Theo Cục Thú y (Bộ NNPTNT), mặc dù nguyên nhân bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm nuôi đã được xác định, nhưng do thời tiết diễn biến bất thường nên dịch bệnh vẫn xảy ra, gây thiệt hại cho người nuôi.

Công ty cổ phần Chế biến thực phẩm Đà Lạt Tự Nhiên đã chủ động nghiên cứu, ứng dụng quy trình tạo “đất lạ” cho khoai lang Nhật tăng năng suất và chất lượng, đáp ứng tại chỗ nguồn nguyên liệu để chế biến xuất khẩu.

Thông tin từ Trung tâm Nghiên cứu phát triển thanh long Bình Thuận, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 6 cơ sở xuất khẩu thanh long đạt VietGAP. Bao gồm, Công ty TNHH Phương Giang - Khu công nghiệp Phan Thiết; Công ty TNHH Hưng Loan, xã Hàm Hiệp;

Tại Tiền Giang, gần 1.500ha ca cao trồng xen trong vườn dừa đang bị đàn sóc hoang hoành hành, gây thiệt hại lớn cho người nông dân.

Ngày 6-12, giá dâu tây được bán ở vườn tại Đà Lạt (Lâm Đồng) chỉ còn 20.000 đồng/kg, giảm 50.000 đồng/kg so với thời điểm cách đây 2 tháng, ngoài lý do thu hoạch dâu tây chính vụ thì cái chính vẫn là do dâu tây Trung Quốc tràn ngập thị trường các tỉnh phía Bắc.