Giải pháp hạn chế trái cây dội chợ

Ông Nguyễn Bé Ba, ấp Bình Hòa B, xã Tam Bình (Cai Lậy, Tiền Giang) cho biết: Năm 2014, với 40 cây sầu riêng trồng trên diện tích 2.000 m2, sau khi thu hoạch trừ chi phí ông còn lãi trên 330 triệu đồng.
Để có được giá trị kinh tế cao như vậy, bước đầu tiên là ông mạnh dạn chuyển đổi giống, tiếp theo là ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong quá trình canh tác, xử lý cho sầu riêng ra trái rải vụ để tránh dội chợ, giá bán giảm sâu.
Được biết, trong vòng 2 năm trở lại đây đã có khoảng 50% diện tích trồng sầu riêng ở Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long…, được các nhà vườn ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật như xử lý cho cây ra hoa trái rải vụ để bán được giá cao.
Giá trái chín rải vụ luôn ổn định ở mức từ 45.000 – 60.000đ/kg, cá biệt có hộ bán được hơn 100.000đ/kg. Lợi nhuận sầu riêng sản xuất rải vụ thu về cao gấp 1,8 lần so với chính vụ.
Đi liền đó là cây chôm chôm cũng được các nhà vườn ở khu vực ĐBSCL quan tâm đầu tư, nhằm phát huy lợi thế. Hiện 3 tỉnh là Bến Tre, Tiền Giang và Vĩnh Long đã phát triển thành vùng chuyên canh chôm chôm, với tổng diện tích trên 7.730 ha.
Đến nay đã có 6.750 ha đang cho trái, sản lượng hàng năm khoảng 122.000 tấn. Các giống được trồng phổ biến là chôm chôm Java, chôm chôm đường và chôm chôm Rongriêng. Thị trường tiêu thụ nội địa chiếm 80%, còn lại XK sang Trung Quốc, Mỹ…
Đối với cây nhãn, sau thời gian dịch bệnh chổi rồng hoành hành trên giống nhãn tiêu da bò, các nhà vườn đã mạnh dạn chuyển sang trồng giống nhãn Edor, xuồng cơm vàng…, đã mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Cùng với giải pháp xử lý cho nhãn ra trái rải vụ, các nhà vườn mở rộng việc sản xuất theo tiêu Viet GAP, Global GAP phục vụ XK...
Nhãn đang rất rộng mở con đường xuất khẩu
2 năm qua, các tỉnh Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang Vĩnh Long và Tiền Giang đã hình thành được chuỗi liên kết trong việc tổ chức sản xuất rải vụ cho vườn xoài theo hướng an toàn.
Hậu Giang là tỉnh có diện tích xoài rải vụ nhiều nhất khu vực ĐBSCL với 1.600 ha và được phân thành 3 kỳ thu hoạch: Tháng 1 – 2, tháng 7 – 9 và thàng 10 – 12. Cần Thơ thu hoạch từ tháng 1 – 2, Vĩnh Long tháng 8 – 12; Tiền Giang tháng 10 – 2 năm sau...Chính điều này giúp cho trái xoài đỡ bị dội chợ, giá giảm mỗi khi vào mùa thu hoạch...
Có thể bạn quan tâm

Hàm Yên là huyện có nhiều điều kiện để phát triển chăn nuôi trâu bò, đặc biệt là phát triển chăn nuôi trâu ngố. Nhiều năm nay việc phát triển chăn nuôi trâu ở Hàm Yên không chỉ lấy sức kéo, mà còn tạo nên hàng hóa mang lại hiệu quả kinh tế cho nhiều hộ gia đình..

Tận dụng cánh đồng trong bờ bao, người dân ở xã Khánh Hòa (Châu Phú), xã Hòa Lạc (Phú Tân - An Giang) đào vuông nuôi cá lóc bố mẹ. Sau thời gian chăm sóc khoảng 4 tháng, cá bố mẹ sinh sản.

Xã Mường Đun, huyện Tủa Chùa có 130ha ruộng, trong đó 97ha cấy được 2 vụ lúa/năm. Những năm gần đây, nhờ được đầu tư xây dựng hệ thống công trình thủy lợi, nông dân được tập huấn kỹ thuật canh tác nên các loại cây trồng chủ lực, giống lúa năng suất cao, chất lượng tốt được đưa vào sản xuất đại trà. Nhờ đó, năng suất và sản lượng lúa của xã tăng 1,5 lần so với 10 năm trước đây, bình quân vụ chiêm đạt 56 tạ/ha, vụ mùa 47 tạ/ha.

Sau những khó khăn từ năm 2010, với tinh thần vượt lên khó khăn, được sự quan tâm, chỉ đạo của tỉnh và Tập đoàn Công nghiệp cao su (CNCS) Việt Nam, thời gian qua, Công ty Cổ phần cao su (CPCS) Hà Giang đã thực hiện tốt nhiệm vụ nghiên cứu và đưa vào trồng thử nghiệm giống cao su có thể thích nghi với thời tiết tỉnh nhà. Hơn 1 năm triển khai trồng thử nghiệm giống cao su chịu lạnh và từ thực tế những cây đã trồng cách đây gần 5 năm, đã và đang củng cố niềm tin cho tương lai phát triển cây cao su.

Kinh tế trang trại, hợp tác xã là điều kiện không thể thiếu trong việc thúc đẩy xây dựng nông thôn mới hiện nay. Ở huyện Hàm Yên, thời gian gần đây, cùng với việc hình thành các vùng chuyên canh tập trung, sự ra đời của các trang trại và hợp tác xã (HTX) đã tạo một cú huých đáng kể trong thúc đẩy kinh tế - xã hội khu vực nông thôn..