Kém Hiệu Quả Với Cây Trồng Ngoại

Vì lợi ích trước mắt, nhiều bà con đã phá bỏ vườn cây ăn trái chuyển sang trồng xoài Đài Loan. Tuy nhiên, hiện nhà vườn đang lao đao vì xoài rớt giá.
Hiện tại, giá bán xoài Đài Loan tại vườn chỉ ở mức 6.000-7.000 đồng/kg, giảm hơn 12.000-14.000 đồng/kg so với những ngày đầu tháng 4.
Ông Trần Minh Thương, ở ấp 2B, xã Tân Hòa, huyện Châu Thành A (Hậu Giang) cho biết: “Chưa năm nào xoài giống Đài Loan rớt giá mạnh như năm nay. Hai công xoài nhà tôi vừa thu hoạch xong, nhưng chỉ bán lẻ cho tiểu thương các chợ vì thương lái không chịu thu mua. Lúc đầu, tôi quyết định trồng vì thấy nó cho năng suất cao, trái cỡ to có thể đạt trọng lượng trên 1kg và thời gian cho chỉ sau 2 năm trồng.
Trong khi đó, giá thị trường lúc cao điểm khoảng 20.000-25.000 đồng/kg”. Trước những lợi ích như vậy nên cũng cùng suy nghĩ với ông Thương, nhiều bà con đã mạnh dạn phá bỏ một số loại cây trồng khác như vú sữa, mít, chuối hoặc những cây xoài cát lâu năm để chuyển sang trồng xoài Đài Loan.
Anh Phạm Tuấn, một thương lái tại huyện Châu Thành A cho biết: “Xoài giống Đài Loan chỉ ăn sống mới ngon, khi đã chín thì vị ngọt không bằng xoài cát Hòa Lộc, thậm chí không bằng xoài bưởi. Khi thu mua xoài rất khó bán bởi thị trường tiêu thụ nhỏ lẻ chủ yếu phục vụ nhu cầu giải khát mùa nắng chứ không thể xuất khẩu hoặc chế biến sản phẩm khác được do vậy người tiêu dùng không ưa chuộng”.
Thực tế cho thấy, việc chuyển đổi cây trồng của người dân xuất phát từ nhu cầu chính đáng của người nông dân. Tuy nhiên, cách sản xuất chạy theo đuôi thị trường lại thiếu căn cơ trong khi đó, địa phương chưa đủ mạnh dạn nên chỉ dừng lại ở việc khuyến cáo chứ chưa có biện pháp hỗ trợ, tư vấn người dân cụ thể.
Khi rơi vào tình trạng trên, vượt ngoài khả năng của địa phương. Do vậy, để sản xuất nông nghiệp mang tính bền vững hơn, ngoài việc địa phương có định hướng hỗ trợ thì người dân cần thay đổi tư duy để có tầm nhìn chính xác hơn, tránh tình trạng chạy theo phong trào…
Có thể bạn quan tâm

Tính đến nay, các ngân hàng thương mại đã đầu tư hơn 556 tỷ đồng cho các hộ nuôi tôm. Tuy nhiên, do sản xuất gặp nhiều rủi ro, nên nhiều hộ nuôi tôm lâm vào cảnh nợ nần không còn khả năng thanh toán nợ.

Năm 2013, Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư (KNKN) Bình Định đã triển khai thực hiện mô hình “Nuôi cá đối mục trong ao nuôi tôm suy thoái” tại khu thực nghiệm nuôi trồng thủy sản thuộc Khu sinh thái Cồn Chim- đầm Thị Nại (thuộc địa bàn thôn Huỳnh Giản Nam, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước).

Với mục đích nâng cao năng suất, sản lượng trứng trong chăn nuôi gà, từ năm 2011 UBND tỉnh Nghệ An đã tổ chức tiếp nhận 2000 con gà giống siêu trứng VCN-G15 do Tổng cục V - Bộ Công an, Viện Chăn nuôi Quốc gia hỗ trợ và nuôi thử nghiệm tại trại chăn nuôi gà của gia đình ông Phạm Đình Thảo (Đội 11, xã Nghi Đức, TP. Vinh).

Được sự hỗ trợ của Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học - kỹ thuật (KHKT) chăn nuôi tỉnh Thanh Hóa, từ năm 2008 đến nay, nhiều hộ gia đình ở các địa phương trong tỉnh đã đầu tư phát triển mô hình nuôi trâu Murrah Ấn Độ lấy thịt đạt hiệu quả cao.

Với thế mạnh về kinh tế nông nghiệp, UBND xã Long Tân (Dầu Tiếng - Bình Dương) tập trung khuyến khích người dân trên địa bàn đầu tư vào chăn nuôi theo hướng công nghiệp, chủ yếu ở các trang trại.