Kém Hiệu Quả Với Cây Trồng Ngoại

Vì lợi ích trước mắt, nhiều bà con đã phá bỏ vườn cây ăn trái chuyển sang trồng xoài Đài Loan. Tuy nhiên, hiện nhà vườn đang lao đao vì xoài rớt giá.
Hiện tại, giá bán xoài Đài Loan tại vườn chỉ ở mức 6.000-7.000 đồng/kg, giảm hơn 12.000-14.000 đồng/kg so với những ngày đầu tháng 4.
Ông Trần Minh Thương, ở ấp 2B, xã Tân Hòa, huyện Châu Thành A (Hậu Giang) cho biết: “Chưa năm nào xoài giống Đài Loan rớt giá mạnh như năm nay. Hai công xoài nhà tôi vừa thu hoạch xong, nhưng chỉ bán lẻ cho tiểu thương các chợ vì thương lái không chịu thu mua. Lúc đầu, tôi quyết định trồng vì thấy nó cho năng suất cao, trái cỡ to có thể đạt trọng lượng trên 1kg và thời gian cho chỉ sau 2 năm trồng.
Trong khi đó, giá thị trường lúc cao điểm khoảng 20.000-25.000 đồng/kg”. Trước những lợi ích như vậy nên cũng cùng suy nghĩ với ông Thương, nhiều bà con đã mạnh dạn phá bỏ một số loại cây trồng khác như vú sữa, mít, chuối hoặc những cây xoài cát lâu năm để chuyển sang trồng xoài Đài Loan.
Anh Phạm Tuấn, một thương lái tại huyện Châu Thành A cho biết: “Xoài giống Đài Loan chỉ ăn sống mới ngon, khi đã chín thì vị ngọt không bằng xoài cát Hòa Lộc, thậm chí không bằng xoài bưởi. Khi thu mua xoài rất khó bán bởi thị trường tiêu thụ nhỏ lẻ chủ yếu phục vụ nhu cầu giải khát mùa nắng chứ không thể xuất khẩu hoặc chế biến sản phẩm khác được do vậy người tiêu dùng không ưa chuộng”.
Thực tế cho thấy, việc chuyển đổi cây trồng của người dân xuất phát từ nhu cầu chính đáng của người nông dân. Tuy nhiên, cách sản xuất chạy theo đuôi thị trường lại thiếu căn cơ trong khi đó, địa phương chưa đủ mạnh dạn nên chỉ dừng lại ở việc khuyến cáo chứ chưa có biện pháp hỗ trợ, tư vấn người dân cụ thể.
Khi rơi vào tình trạng trên, vượt ngoài khả năng của địa phương. Do vậy, để sản xuất nông nghiệp mang tính bền vững hơn, ngoài việc địa phương có định hướng hỗ trợ thì người dân cần thay đổi tư duy để có tầm nhìn chính xác hơn, tránh tình trạng chạy theo phong trào…
Có thể bạn quan tâm

Nhờ sự cần cù chịu khó và năng động trong cách nghĩ, cách làm, nhiều nông dân ở thành phố Cao Lãnh đã không chỉ đưa gia đình mình thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu chính đáng.

Cứ mỗi độ tết đến xuân về, người Hương Sơn lại thi nhau ra vườn hái chọn lấy những quả cam bù đẹp nhất trong vườn đưa vào đặt lên bàn thờ cúng Tổ tiên bằng cả tấm lòng qua một năm gặt hái. Bởi vào dịp tết cổ truyền dân tộc là cam bù Hương Sơn lại vào mùa thu hoạch.

Nguyễn Ngọc Tứ, bản Hua Nguống, xã Ẳng Cang, huyện Mường Ảng được mọi người gọi bằng cái tên “Chàng thanh niên mê cây cà phê”.

Nam Tân là một trong những xã nuôi trồng thuỷ sản mạnh nhất trong huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Hiện nay xã có từ 120-130 ha mặt nước tự nhiên, sản lượng thuỷ sản của xã chiếm trên 1/4 tổng sản lượng của toàn huyện (từ 27-28%), hàng năm thu được khoảng 500-550 tấn cá (sản lượngtoàn huyện Nam Sách khoảng hơn 2.000 tấn/năm).

Nhiều năm qua, nấm rơm trở thành cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế, giải quyết việc làm cho nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Lai Vung (Đồng Tháp). Tuy nhiên, hiện nay nhiều nông dân đã lâm vào cảnh nợ nần và quyết định bỏ nghề.