Kế Sách (Sóc Trăng) Phòng, Trừ Bệnh Chổi Rồng Trên Nhãn

Bệnh chổi rồng - hay còn gọi là chùn đọt, đầu lân - gây hại chủ yếu trên cây nhãn, năm 2011 bùng phát thành dịch gây thiệt hại nghiêm trọng đến năng suất nhãn.
Qua những nỗ lực của ngành Nông nghiệp, chính quyền địa phương, nhà vườn; năm 2013, bệnh chổi rồng được khống chế, tuy nhiên từ đầu năm 2014 đến nay, bệnh chổi rồng có xu hướng nhiễm trở lại, ở huyện Kế Sách (Sóc Trăng) hiện có trên 2.300 ha nhãn thì đã có 440 ha bị nhiễm bệnh làm bà con cũng rất lo lắng.
Rút kinh nghiệm đợt dịch chổi rồng bùng phát mạnh năm 2011, ngành Nông nghiệp địa phương đang rất quan tâm hỗ trợ nhà vườn chủ động phòng ngừa.
Tại An Lạc Tây, thực hiện chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện, năm 2013, xã đã hình thành mô hình vườn nhãn kiểu mẫu với diện tích 60 ha tại Hợp tác xã Thắng Lợi ấp An Phú, bà con tham gia mô hình được tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật và được hỗ trợ thuốc phòng trị 300.000 đồng/1.000 mét vuông từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Sau một năm thực hiện mô hình đã mang lại hiệu quả tích cực, theo đó thu hút được nhiều bà con quan tâm, cũng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, năm 2014, xã An Lạc Tây đã thành lập thêm mô hình vườn nhãn kiểu mẫu tại ấp An Tấn với diện tích 68 ha.
Vừa qua, phòng Nông nghiệp huyện Kế Sách đã tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật như: Cắt tỉa cành, phun thuốc, bón phân... Tin rằng với sự quan tâm của các cấp, chính quyền địa phương và sự tích cực phòng trị của nhà vườn, bệnh chổi rồng sẽ được khống chế, cây nhãn tiếp tục được duy trì và phát triển, cuộc sống nhà vườn ở xã An Lạc Tây, huyện Kế Sách tiếp tục ổn định.
Có thể bạn quan tâm

Ông Lê Quang Bé, xã Phú Thạnh, cho biết, để chuẩn bị cho mãng cầu xiêm vụ Tết này, hàng năm nông dân phải tập trung bón phân, phun thuốc dưỡng cây từ tháng 6 và sau đó khoảng 2 tháng, cây bắt đầu ra hoa và tiến hành thụ phấn nhân tạo để tỷ lệ đậu trái cao và chất lượng tốt hơn.

Trong những năm qua, kim ngạch XK rau quả tăng đều, liên tục. Đây là sự nỗ lực rất lớn của các cấp, các ngành, DN và bà con nông dân và sự đóng góp không nhỏ của khoa học kỹ thuật.

Cứ mỗi độ “xuân về tết đến”, nhiều loại nông sản thế mạnh, mang hương vị đặc trưng riêng của vùng đất Hậu Giang như quýt đường Long Trị, chanh không hạt, cam sành Ngã Bảy, khóm Cầu Đúc lại được người dân tất bật vun trồng để chuẩn bị cung ứng cho thị trường khắp trên cả nước. Và năm nay cũng vậy !

Kết thúc phiên chợ 30 Tết, phần nhiều người bán quýt hồng tại chợ TP.Cao Lãnh (Đồng Tháp) đã tiêu thụ hết hàng, nhưng không vui vì giá bán ra thấp hơn giá mua tại vườn.

Nếu như những ngày giáp tết nguyên đán năm trước giá xoài tại Định Quán (Đồng Nai) tuột dốc thì tết năm nay giá các mặt hàng xoài, nhất là “xoài ba mùa” đang tăng cao vút. Tuy nhiên, do thất mùa xoài nghịch vụ, các nhà vườn tiếc nuối vì không có xoài để bán…