Kế Sách (Sóc Trăng) Phòng, Trừ Bệnh Chổi Rồng Trên Nhãn

Bệnh chổi rồng - hay còn gọi là chùn đọt, đầu lân - gây hại chủ yếu trên cây nhãn, năm 2011 bùng phát thành dịch gây thiệt hại nghiêm trọng đến năng suất nhãn.
Qua những nỗ lực của ngành Nông nghiệp, chính quyền địa phương, nhà vườn; năm 2013, bệnh chổi rồng được khống chế, tuy nhiên từ đầu năm 2014 đến nay, bệnh chổi rồng có xu hướng nhiễm trở lại, ở huyện Kế Sách (Sóc Trăng) hiện có trên 2.300 ha nhãn thì đã có 440 ha bị nhiễm bệnh làm bà con cũng rất lo lắng.
Rút kinh nghiệm đợt dịch chổi rồng bùng phát mạnh năm 2011, ngành Nông nghiệp địa phương đang rất quan tâm hỗ trợ nhà vườn chủ động phòng ngừa.
Tại An Lạc Tây, thực hiện chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện, năm 2013, xã đã hình thành mô hình vườn nhãn kiểu mẫu với diện tích 60 ha tại Hợp tác xã Thắng Lợi ấp An Phú, bà con tham gia mô hình được tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật và được hỗ trợ thuốc phòng trị 300.000 đồng/1.000 mét vuông từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Sau một năm thực hiện mô hình đã mang lại hiệu quả tích cực, theo đó thu hút được nhiều bà con quan tâm, cũng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, năm 2014, xã An Lạc Tây đã thành lập thêm mô hình vườn nhãn kiểu mẫu tại ấp An Tấn với diện tích 68 ha.
Vừa qua, phòng Nông nghiệp huyện Kế Sách đã tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật như: Cắt tỉa cành, phun thuốc, bón phân... Tin rằng với sự quan tâm của các cấp, chính quyền địa phương và sự tích cực phòng trị của nhà vườn, bệnh chổi rồng sẽ được khống chế, cây nhãn tiếp tục được duy trì và phát triển, cuộc sống nhà vườn ở xã An Lạc Tây, huyện Kế Sách tiếp tục ổn định.
Có thể bạn quan tâm

Từ đầu tháng 5 đến nay, dịch bệnh trên tôm ở ĐBSCL tiếp tục diễn biến phức tạp, không ít hộ nuôi đã thu hoạch chạy dịch (tức chưa tới tuổi thu hoạch nhưng do tôm chết nên thu hoạch), cắt lỗ.

Sở NN-PTNT tỉnh Kon Tum cho biết, từ năm 2008, huyện Đăk Tô đã đầu tư gần 145 triệu đồng để thử nghiệm mô hình trồng cây cao su ở độ cao trên 700 m so với mực nước biển cho 9 hộ gia đình ở 2 xã Đăk Trăm và Văn Lem với qui mô mỗi xã 5 ha. Một số hộ dân khác trên địa bàn cũng đã đầu tư trồng thêm gần 59 ha (trong đó xã Văn Lem 37 ha, Đăk Trăm 22 ha).

Những ngày này, đi dọc tuyến đường vào các khu sản xuất thuộc thị trấn Nông trường Mộc Châu (Sơn La), các xã Tân Lập hay Vân Hồ (Mộc Châu), thấy từng đoàn xe chở cây ngô đã băm vụn về khu vực chăn nuôi bò sữa làm ủ ướp. Dưới cái nắng dịu của miền thảo nguyên, đi qua những đồng cỏ xanh mượt, tôi đã ngửi thấy mùi ngai ngái của cỏ, của ngô cây từ những hầm ủ ướp đang giai đoạn lên men. Mùa ủ ướp đang rộ.

Sở NN-PTNT Phú Yên cho biết, từ tháng 4-2013 đến nay, chỉ có 117/973 tàu công suất trên 90CV tham gia đánh bắt hải sản xa bờ, số còn lại phải hầu như không hoạt động.

Liên kết trong sản xuất giữa nông dân, nhà khoa học, doanh nghiệp (DN) và Ngân hàng là một trong những mô hình được thực hiện khá hiệu quả ở Bến Tre trong hơn 3 năm qua, trong đó, vai trò của DN là rất quan trọng. Cánh đồng mẫu của Chi cục Bảo vệ thực vật là một điển hình.