Kế Sách (Sóc Trăng) Phòng, Trừ Bệnh Chổi Rồng Trên Nhãn

Bệnh chổi rồng - hay còn gọi là chùn đọt, đầu lân - gây hại chủ yếu trên cây nhãn, năm 2011 bùng phát thành dịch gây thiệt hại nghiêm trọng đến năng suất nhãn.
Qua những nỗ lực của ngành Nông nghiệp, chính quyền địa phương, nhà vườn; năm 2013, bệnh chổi rồng được khống chế, tuy nhiên từ đầu năm 2014 đến nay, bệnh chổi rồng có xu hướng nhiễm trở lại, ở huyện Kế Sách (Sóc Trăng) hiện có trên 2.300 ha nhãn thì đã có 440 ha bị nhiễm bệnh làm bà con cũng rất lo lắng.
Rút kinh nghiệm đợt dịch chổi rồng bùng phát mạnh năm 2011, ngành Nông nghiệp địa phương đang rất quan tâm hỗ trợ nhà vườn chủ động phòng ngừa.
Tại An Lạc Tây, thực hiện chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện, năm 2013, xã đã hình thành mô hình vườn nhãn kiểu mẫu với diện tích 60 ha tại Hợp tác xã Thắng Lợi ấp An Phú, bà con tham gia mô hình được tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật và được hỗ trợ thuốc phòng trị 300.000 đồng/1.000 mét vuông từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Sau một năm thực hiện mô hình đã mang lại hiệu quả tích cực, theo đó thu hút được nhiều bà con quan tâm, cũng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, năm 2014, xã An Lạc Tây đã thành lập thêm mô hình vườn nhãn kiểu mẫu tại ấp An Tấn với diện tích 68 ha.
Vừa qua, phòng Nông nghiệp huyện Kế Sách đã tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật như: Cắt tỉa cành, phun thuốc, bón phân... Tin rằng với sự quan tâm của các cấp, chính quyền địa phương và sự tích cực phòng trị của nhà vườn, bệnh chổi rồng sẽ được khống chế, cây nhãn tiếp tục được duy trì và phát triển, cuộc sống nhà vườn ở xã An Lạc Tây, huyện Kế Sách tiếp tục ổn định.
Có thể bạn quan tâm

Vụ hè-thu năm 2013, huyện Ninh Hải dự kiến thả nuôi khoảng 500 ha tôm sú và tôm thẻ chân trắng, tập trung chủ yếu ở vùng Đầm Nại.

Với nguồn tài nguyên nước phong phú, cùng diện tích mặt nước hồ thủy điện Tuyên Quang trên 8.000 ha, Nà Hang có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi và khai thác thủy sản..

Nếu có, nên rắc thức ăn ra xa hơn và lấy lưới mắt nhỏ hoặc dùng tay để vớt tảo ở đáy ao hoặc tảo nổi trên mặt nước. Sau đó thay 15 – 20 cm nước rồi rải đều bột đá xuống ao theo mức từ 200 – 300 kg cho 1 ha ao.

Với ưu điểm “4 không”: không mùi hôi, không khí độc, không cần dọn chất thải và không phải tắm cho đàn lợn trong quá trình nuôi; phương pháp chăn nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học trên địa bàn tỉnh ta đã mở ra hướng chăn nuôi mới theo hướng phát triển bền vững.

Trong những năm gần đây, tại Tây Ninh, nhiều người dân đổ xô mua thỏ về nuôi, kiếm thêm thu nhập. Thời điểm cách đây chừng 5 năm, thỏ có giá, nhiều gia đình có lãi lớn khi nuôi thỏ.