Kế Hoạch Hành Động Tái Cơ Cấu Ngành Thủy Sản

Ngày 12/3/2014, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT phối hợp với Tổ chức nông lương Liên hợp quốc (FAO) tổ chức hội thảo tham vấn về dự thảo kế hoạch hành động tái cơ cấu ngành thủy sản. Tham dự Hội thảo có đông đảo các đại biểu đến từ các cơ quan thuộc Bộ NN&PTNT, Tổng cục Thủy sản. Ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT và ông Jong-ha Bae, Trưởng đại diện FAO tại Việt Nam tới dự và chỉ đạo hội thảo.
Kế hoạch hành động tái cơ cấu ngành thủy sản
Theo quyết định 2760/QĐ-BNN-TCTS, ngày 22/11/2013 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, mục tiêu chính của đề án là phát triển bền vững cả về kinh tế, xã hội, môi trường. Xây dựng ngành thủy sản theo hướng hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường.
Để cụ thể hóa các hành động thực hiện tái cơ cấu ngành theo mục tiêu trên, tổ chức lương nông Liên hợp quốc đã hỗ trợ nhóm chuyên gia tư vấn xây dựng “kế hoạch hành động tái cơ cấu ngành thủy sản”. Bản dự thảo kế hoạch cơ bản đã khái quát về thực trạng và tiềm năng ngành thủy sản, đánh giá những điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức đối với ngành trong giai đoạn tới, đồng thời đưa ra các hành động cụ thể nhằm đạt các mục tiêu về nâng cao giá trị gia tăng chuỗi sản phẩm chủ lực. Trong đó tập trung vào 3 đối tượng chính là tôm, cá tra đối với nuôi trồng và cá ngừ đối với khai thác.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận các vấn đề liên quan đến các chuyên ngành nuôi trồng, khai thác, chế biến, thương mại - thị trường. Trong đó nhấn mạnh việc dự thảo cần cụ thể hóa hơn nữa các hành động nhằm vào nội dung đề án và các mục tiêu cụ thể, đưa ra lộ trình để thực hiện tái cơ cấu, phân rõ vai trò của các cơ quan quản lý, chính quyền địa phương cũng như các tổ chức hội, hiệp hội và cộng đồng trong việc triển khai đề án.
Ông Jong-ha Bae cho rằng, cần rà soát, phân tích và đánh giá các chính sách hiện có, bổ sung các chính sách sao cho phù hợp với các quy định của quốc tế. Trong thời gian tới cần cân nhắc, lựa chọn các lĩnh vực của ngành để tăng cường năng lực về quản lý, thực thi pháp luật cũng như tăng cường năng lực trong sản xuất ngành.
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Vũ Văn Tám yêu cầu nhóm tư vấn cần tiếp tục rà soát, đánh giá những điểm mạnh, yếu trong các khâu của chuỗi sản xuất và đề xuất các hành động cụ thể theo từng lĩnh vực ngành, làm rõ khung chính sách đối với thủy sản cho phù hợp với quy định quốc tế. Đưa ra lộ trình cho các hoạt động theo thứ tự ưu tiên, phân định rõ trách nhiệm của các bên liên quan.
Dự thảo kế hoạch hành động sẽ tiếp tục được xin ý kiến rộng rãi của các cơ quan quản lý, nhà khoa học, người sản xuất, các hội, hiệp hội…và đặc biệt sẽ được tổ chức xin ý kiến tại “Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chiến lược thủy sản và triển khai Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản” ngày 30/3/2014 trong khuôn khổ Festival thủy sản Việt Nam năm 2014 tại Phú Yên.Ngày 12/3/2014, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT phối hợp với Tổ chức nông lương Liên hợp quốc (FAO) tổ chức hội thảo tham vấn về dự thảo kế hoạch hành động tái cơ cấu ngành thủy sản. Tham dự Hội thảo có đông đảo các đại biểu đến từ các cơ quan thuộc Bộ NN&PTNT, Tổng cục Thủy sản. Ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT và ông Jong-ha Bae, Trưởng đại diện FAO tại Việt Nam tới dự và chỉ đạo hội thảo.
Kế hoạch hành động tái cơ cấu ngành thủy sản
Theo quyết định 2760/QĐ-BNN-TCTS, ngày 22/11/2013 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, mục tiêu chính của đề án là phát triển bền vững cả về kinh tế, xã hội, môi trường. Xây dựng ngành thủy sản theo hướng hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường.
Để cụ thể hóa các hành động thực hiện tái cơ cấu ngành theo mục tiêu trên, tổ chức lương nông Liên hợp quốc đã hỗ trợ nhóm chuyên gia tư vấn xây dựng “kế hoạch hành động tái cơ cấu ngành thủy sản”. Bản dự thảo kế hoạch cơ bản đã khái quát về thực trạng và tiềm năng ngành thủy sản, đánh giá những điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức đối với ngành trong giai đoạn tới, đồng thời đưa ra các hành động cụ thể nhằm đạt các mục tiêu về nâng cao giá trị gia tăng chuỗi sản phẩm chủ lực. Trong đó tập trung vào 3 đối tượng chính là tôm, cá tra đối với nuôi trồng và cá ngừ đối với khai thác.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận các vấn đề liên quan đến các chuyên ngành nuôi trồng, khai thác, chế biến, thương mại - thị trường. Trong đó nhấn mạnh việc dự thảo cần cụ thể hóa hơn nữa các hành động nhằm vào nội dung đề án và các mục tiêu cụ thể, đưa ra lộ trình để thực hiện tái cơ cấu, phân rõ vai trò của các cơ quan quản lý, chính quyền địa phương cũng như các tổ chức hội, hiệp hội và cộng đồng trong việc triển khai đề án.
Ông Jong-ha Bae cho rằng, cần rà soát, phân tích và đánh giá các chính sách hiện có, bổ sung các chính sách sao cho phù hợp với các quy định của quốc tế. Trong thời gian tới cần cân nhắc, lựa chọn các lĩnh vực của ngành để tăng cường năng lực về quản lý, thực thi pháp luật cũng như tăng cường năng lực trong sản xuất ngành.
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Vũ Văn Tám yêu cầu nhóm tư vấn cần tiếp tục rà soát, đánh giá những điểm mạnh, yếu trong các khâu của chuỗi sản xuất và đề xuất các hành động cụ thể theo từng lĩnh vực ngành, làm rõ khung chính sách đối với thủy sản cho phù hợp với quy định quốc tế. Đưa ra lộ trình cho các hoạt động theo thứ tự ưu tiên, phân định rõ trách nhiệm của các bên liên quan.
Dự thảo kế hoạch hành động sẽ tiếp tục được xin ý kiến rộng rãi của các cơ quan quản lý, nhà khoa học, người sản xuất, các hội, hiệp hội…và đặc biệt sẽ được tổ chức xin ý kiến tại “Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chiến lược thủy sản và triển khai Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản” ngày 30/3/2014 trong khuôn khổ Festival thủy sản Việt Nam năm 2014 tại Phú Yên.
Có thể bạn quan tâm

Đây là đồng cỏ mà Công ty Kim Ngân trồng để nuôi đàn bò sữa 150 con mua về từ Thái Lan, trong đó có khoảng 75 con bò cho sữa; số còn lại để phối giống cung cấp cho nhu cầu chăn nuôi bò sữa của nông dân địa phương.

Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam, cho biết dự báo sản lượng thức ăn cho gia súc, gia cầm cả năm 2014 đạt xấp xỉ 14 triệu tấn, tăng khoảng 700.000 tấn so với năm 2013. “Thức ăn cho nuôi tôm và cá tra dự báo cũng sẽ tăng mạnh, góp phần đưa sản lượng cả năm tăng khoảng 10% so với năm ngoái”, ông Lịch cho biết.

Thông tin từ Phòng Nông nghiệp huyện Châu Thành (Hậu Giang), hiện giá bưởi Năm Roi tiếp tục tăng trung bình 5.000 đồng/kg so với 10 ngày trước đó. Cụ thể bưởi loại I từ 1kg trở lên hiện tại có giá từ 25.000-27.000 đồng/kg; loại II từ 800g đến dưới 1kg có giá 10.000-15.000 đồng/kg.

Biết tin Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tiếp tục triển khai chương trình thí điểm BHNN, anh Lâm Văn Tiến, hộ nuôi tôm công nghiệp xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu rất mừng. Anh cho biết: Vậy là chúng tôi thấy đỡ hẳn gánh nặng rồi, chứ cứ vừa nuôi tôm vừa ngóng chủ trương, phập phồng theo từng con nước, từng cơn mưa thế này, bà con nuôi tôm cơ cực lắm.

Theo thống kê của Sở Công Thương, 6 tháng đầu năm 2014, giá trị kim ngạch xuất khẩu (KNXK) của nhóm hàng gỗ và lâm sản xuất khẩu (G-LSXK) ước thực hiện gần 140 triệu USD, chiếm tỉ trọng 44,6%, đạt 46,5% kế hoạch năm và tăng gần 14% so với cùng kỳ năm 2013.