Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Kế Hoạch Hành Động Tái Cơ Cấu Ngành Thủy Sản

Kế Hoạch Hành Động Tái Cơ Cấu Ngành Thủy Sản
Ngày đăng: 14/03/2014

Ngày 12/3/2014, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT phối hợp với Tổ chức nông lương Liên hợp quốc (FAO) tổ chức hội thảo tham vấn về dự thảo kế hoạch hành động tái cơ cấu ngành thủy sản. Tham dự Hội thảo có đông đảo các đại biểu đến từ các cơ quan thuộc Bộ NN&PTNT, Tổng cục Thủy sản. Ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT và ông Jong-ha Bae, Trưởng đại diện FAO tại Việt Nam tới dự và chỉ đạo hội thảo.

Kế hoạch hành động tái cơ cấu ngành thủy sản

Theo quyết định 2760/QĐ-BNN-TCTS, ngày 22/11/2013 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, mục tiêu chính của đề án là phát triển bền vững cả về kinh tế, xã hội, môi trường. Xây dựng ngành thủy sản theo hướng hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường.

Để cụ thể hóa các hành động thực hiện tái cơ cấu ngành theo mục tiêu trên, tổ chức lương nông Liên hợp quốc đã hỗ trợ nhóm chuyên gia tư vấn xây dựng “kế hoạch hành động tái cơ cấu ngành thủy sản”. Bản dự thảo kế hoạch cơ bản đã khái quát về thực trạng và tiềm năng ngành thủy sản, đánh giá những điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức đối với ngành trong giai đoạn tới, đồng thời đưa ra các hành động cụ thể nhằm đạt các mục tiêu về nâng cao giá trị gia tăng chuỗi sản phẩm chủ lực. Trong đó tập trung vào 3 đối tượng chính là tôm, cá tra đối với nuôi trồng và cá ngừ đối với khai thác.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận các vấn đề liên quan đến các chuyên ngành nuôi trồng, khai thác, chế biến, thương mại - thị trường. Trong đó nhấn mạnh việc dự thảo cần cụ thể hóa hơn nữa các hành động nhằm vào nội dung đề án và các mục tiêu cụ thể, đưa ra lộ trình để thực hiện tái cơ cấu, phân rõ vai trò của các cơ quan quản lý, chính quyền địa phương cũng như các tổ chức hội, hiệp hội và cộng đồng trong việc triển khai đề án.

Ông Jong-ha Bae cho rằng, cần rà soát, phân tích và đánh giá các chính sách hiện có, bổ sung các chính sách sao cho phù hợp với các quy định của quốc tế. Trong thời gian tới cần cân nhắc, lựa chọn các lĩnh vực của ngành để tăng cường năng lực về quản lý, thực thi pháp luật cũng như tăng cường năng lực trong sản xuất ngành.

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Vũ Văn Tám yêu cầu nhóm tư vấn cần tiếp tục rà soát, đánh giá những điểm mạnh, yếu trong các khâu của chuỗi sản xuất và đề xuất các hành động cụ thể theo từng lĩnh vực ngành, làm rõ khung chính sách đối với thủy sản cho phù hợp với quy định quốc tế. Đưa ra lộ trình cho các hoạt động theo thứ tự ưu tiên, phân định rõ trách nhiệm của các bên liên quan.

Dự thảo kế hoạch hành động sẽ tiếp tục được xin ý kiến rộng rãi của các cơ quan quản lý, nhà khoa học, người sản xuất, các hội, hiệp hội…và đặc biệt sẽ được tổ chức xin ý kiến tại “Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chiến lược thủy sản và triển khai Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản” ngày 30/3/2014 trong khuôn khổ Festival thủy sản Việt Nam năm 2014 tại Phú Yên.Ngày 12/3/2014, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT phối hợp với Tổ chức nông lương Liên hợp quốc (FAO) tổ chức hội thảo tham vấn về dự thảo kế hoạch hành động tái cơ cấu ngành thủy sản. Tham dự Hội thảo có đông đảo các đại biểu đến từ các cơ quan thuộc Bộ NN&PTNT, Tổng cục Thủy sản. Ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT và ông Jong-ha Bae, Trưởng đại diện FAO tại Việt Nam tới dự và chỉ đạo hội thảo.

Kế hoạch hành động tái cơ cấu ngành thủy sản

Theo quyết định 2760/QĐ-BNN-TCTS, ngày 22/11/2013 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, mục tiêu chính của đề án là phát triển bền vững cả về kinh tế, xã hội, môi trường. Xây dựng ngành thủy sản theo hướng hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường.

Để cụ thể hóa các hành động thực hiện tái cơ cấu ngành theo mục tiêu trên, tổ chức lương nông Liên hợp quốc đã hỗ trợ nhóm chuyên gia tư vấn xây dựng “kế hoạch hành động tái cơ cấu ngành thủy sản”. Bản dự thảo kế hoạch cơ bản đã khái quát về thực trạng và tiềm năng ngành thủy sản, đánh giá những điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức đối với ngành trong giai đoạn tới, đồng thời đưa ra các hành động cụ thể nhằm đạt các mục tiêu về nâng cao giá trị gia tăng chuỗi sản phẩm chủ lực. Trong đó tập trung vào 3 đối tượng chính là tôm, cá tra đối với nuôi trồng và cá ngừ đối với khai thác.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận các vấn đề liên quan đến các chuyên ngành nuôi trồng, khai thác, chế biến, thương mại - thị trường. Trong đó nhấn mạnh việc dự thảo cần cụ thể hóa hơn nữa các hành động nhằm vào nội dung đề án và các mục tiêu cụ thể, đưa ra lộ trình để thực hiện tái cơ cấu, phân rõ vai trò của các cơ quan quản lý, chính quyền địa phương cũng như các tổ chức hội, hiệp hội và cộng đồng trong việc triển khai đề án.

Ông Jong-ha Bae cho rằng, cần rà soát, phân tích và đánh giá các chính sách hiện có, bổ sung các chính sách sao cho phù hợp với các quy định của quốc tế. Trong thời gian tới cần cân nhắc, lựa chọn các lĩnh vực của ngành để tăng cường năng lực về quản lý, thực thi pháp luật cũng như tăng cường năng lực trong sản xuất ngành.

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Vũ Văn Tám yêu cầu nhóm tư vấn cần tiếp tục rà soát, đánh giá những điểm mạnh, yếu trong các khâu của chuỗi sản xuất và đề xuất các hành động cụ thể theo từng lĩnh vực ngành, làm rõ khung chính sách đối với thủy sản cho phù hợp với quy định quốc tế. Đưa ra lộ trình cho các hoạt động theo thứ tự ưu tiên, phân định rõ trách nhiệm của các bên liên quan.

Dự thảo kế hoạch hành động sẽ tiếp tục được xin ý kiến rộng rãi của các cơ quan quản lý, nhà khoa học, người sản xuất, các hội, hiệp hội…và đặc biệt sẽ được tổ chức xin ý kiến tại “Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chiến lược thủy sản và triển khai Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản” ngày 30/3/2014 trong khuôn khổ Festival thủy sản Việt Nam năm 2014 tại Phú Yên.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Nuôi Cua Xanh Triển Vọng Mới Cho Người Nuôi Mô Hình Nuôi Cua Xanh Triển Vọng Mới Cho Người Nuôi

Ngày 20 tháng 7 năm 2013 tại Ủy ban nhân nhân xã An Thủy, Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III phối hợp với Chi cục Nuôi trồng thủy sản Bến Tre và Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ba Tri tổ chức buổi hội thảo và tập huấn kỹ thuật nuôi cua xanh thương phẩm và tham quan có hơn 30 đại biểu là nhà quản lý, người nuôi tôm biển trên địa bàn huyện Ba Tri tham dự.

26/02/2014
Làm Giàu Từ Cây Chuối Làm Giàu Từ Cây Chuối

Với ý chí và quyết tâm không ngừng, anh Triệu Hữu Quan, dân tộc Dao thôn Tân Thành, xã Nông Thượng (thị xã Bắc Kạn) được mọi người biết đến là một hộ làm kinh tế giỏi. Từ đôi bàn tay trắng, anh đã nhanh chóng vươn lên làm giàu trên vùng đất khó.

26/02/2014
Phát Triển Cây Dong Riềng Cần Tránh Tăng Trưởng Phát Triển Cây Dong Riềng Cần Tránh Tăng Trưởng "Nóng"

Sau 3 năm thực hiện chủ trương mở rộng diện tích trồng cây dong riềng, cây trồng này đã thực sự trở thành cây trồng mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế ở hầu khắp các địa phương trên địa bàn tỉnh. Qua thực tế cho thấy đây là cây trồng phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng và tập quán canh tác của nông dân và cho thu nhập khá...

26/02/2014
Lâm Trường Chợ Mới Trồng 100ha Rừng Bằng Giống Keo Lai Hom Lâm Trường Chợ Mới Trồng 100ha Rừng Bằng Giống Keo Lai Hom

Vụ trồng rừng năm 2014, Lâm trường Chợ Mới thực hiện trồng 100ha giống keo lai hom. Hiện nay Lâm trường đã cơ bản xử lý thực bì xong và bắt đầu cuốc hố để trồng.

26/02/2014
Cây Sơn Ở Đồng Lạc Vẫn Cho Thu Nhập Cao Cây Sơn Ở Đồng Lạc Vẫn Cho Thu Nhập Cao

Trong những năm gần đây, cây sơn ta đang được nhân dân xã Đồng Lạc ( Chợ Đồn) đưa vào trồng trên diện rộng. Nhờ phát triển trồng cây sơn, nhiều hộ dân trong xã có thu nhập ổn định, thoát nghèo và vươn lên khá giả.

26/02/2014