Jasmine sẽ là thương hiệu gạo Việt Nam

Ông Huỳnh Thế Năng, Chủ tịch VFA, cho biết xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam không phải là điều dễ dàng, nhưng khi xem xét lại cơ cấu xuất khẩu gạo của Việt Nam trong những năm qua, VFA nhận thấy tỷ lệ gạo thơm của Việt Nam đang chiếm tỷ lệ cao ngày càng cao.
Để xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam, cách tốt nhất là chọn những sản phẩm gạo thơm để làm thương hiệu, và gạo thơm Jasmine là một trong những lựa chọn này.
Theo ông Năng, trước đây, gạo thơm của Việt Nam chỉ có giá khoảng 460 đô la Mỹ/tấn, nhưng trong thời gian qua, giá gạo thơm đang tăng, và doanh nghiệp Việt Nam có thể bán được với giá 600 đô la Mỹ/tấn.
Tuy nhiên, vị chủ tịch VFA cũng thừa nhận, dù Việt Nam đã có quyết định xây dựng thương hiệu gạo nhưng để biến ý tưởng thành hiện thực cũng cần một thời gian dài.
Vì thế, để sản xuất gạo thơm xuất khẩu, điều cần thiết là phải có cánh đồng lớn vì như vậy mới tập trung được một diện tích lớn trồng gạo thơm, chứ không thể phụ thuộc vào người nông dân được.
Ngoài vai trò chủ tịch VFA, ông Năng còn là Tổng giám đốc Tổng công ty lương thực miền Nam (Vinafood2).
Vì thế, ông cho biết, trong thời gian tới, Vinafood2 sẽ liên kết với một vài doanh nghiệp để làm cánh đồng mẫu lớn sản xuất gạo thơm xuất khẩu.
Trước đó, có thông tin Vinafood2 sẽ liên kết với Tập đoàn Lộc Trời, trước đây là Công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang, để làm cánh đồng mẫu lớn.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 9 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu được 4,47 triệu tấn gạo, giá trị thu về là 1,92 tỉ đô la Mỹ, giảm hơn 10% về khối lượng và gần 16% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
Giá gạo xuất khẩu trung bình trong 8 tháng của năm nay là gần 431 đô la Mỹ/tấn, giảm hơn 5% so với cùng kỳ năm trước.
Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam khi chiếm hơn 35% thị phần trong 8 tháng đầu năm.
Có thể bạn quan tâm

Thời tiết chuyển mùa là điều kiện thuận lợi cho các loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm (GSGC) phát sinh và có nguy cơ lây lan thành dịch. Theo Chi cục Thú y tỉnh Đồng Tháp, đây là thời điểm người chăn nuôi phải chủ động thực hiện nhiều biện pháp bảo vệ, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Mong muốn làm giàu, nhưng diện tích đất của gia đình ít, không đủ để trồng trọt và chăn nuôi. Chính vì vậy, mô hình trồng nấm chi phí thấp, chiếm it diện tích đất mà mang lại giá trị kinh tế cao là giải pháp của vợ chồng anh Hoàng Đức Hòa và chị Nguyễn Thị Toan ở thôn 12, xã Đắk Rla, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông.

Các mô hình chuyển đổi cây trồng này mang lại thu nhập cho người nông dân Quảng Bình cao gấp 2-3 lần so với trồng lúa.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Phú Yên nói chung và thành phố Tuy Hòa nói riêng thuận lợi cho việc nuôi trồng các loại nấm như: Nấm linh chi, nấm hầu thủ, nấm chân dài, nấm rơm, nấm sò, nấm mộc nhĩ…

Vừa qua, tại Hà Nội, đặc sản quýt hồng Lai Vung và xoài Cao Lãnh là 2 sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Đồng Tháp vinh dự được tôn vinh là sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu tại lễ tôn vinh sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu năm 2013. Chương trình do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức.