Ít Ngư Dân Đăng Ký Đóng Tàu Lớn Vì Nhiều Vướng Mắc

Nghị định được phổ biến đến 1.200 chủ tàu công suất lớn trên địa bàn tỉnh từ tháng 9, nhưng đến hết tháng 10 mới có 65 chủ tàu đăng ký tham gia chương trình đóng tàu lớn.
Ngày 6-11, tại cuộc họp giải quyết một số vướng mắc trong triển khai nghị định 67 của Chính phủ về các chính sách phát triển thủy sản do UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức, ông Nguyễn Văn Đẩu - chi cục trưởng Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Khánh Hòa - cho biết như trên. Mới đây có bảy người trong số này xin rút khỏi chương trình.
Theo Sở NN&PTNT Khánh Hòa, có nhiều khó khăn, vướng mắc khiến ngư dân chưa tham gia chương trình, chẳng hạn như Bộ NN&PTNT chưa ban hành hướng dẫn về trình tự, thủ tục đăng ký, xác nhận, thẩm định, phê duyệt hồ sơ vay vốn đóng mới, hoán cải tàu cá, cho vay vốn lưu động...
Ngoài ra, dù được ưu đãi lớn về lãi suất, nhưng nhiều ngư dân vẫn ngại với khoản tiền phải trả hằng năm. “Ví dụ vay 10 tỉ đồng để đóng tàu lớn, mỗi năm ngư dân phải lãi ròng 1,1 tỉ đồng mới có thể trả được vốn gốc và lãi trong 11 năm vay vốn” - ông Đẩu nói.
Có thể bạn quan tâm

Đó là kết luận của ông Trần Công Danh - Trưởng Ban Kinh tế ngân sách HĐND tỉnh Bến Tre sau khi giám sát môi trường nuôi cá tra - cá da trơn (CDT).

Sản phẩm khai thác cá bị tư thương ép giá, khiến ngư dân ở Cà Mau gặp khó khăn.

Những hộ ương nuôi cá lóc ở xã Khánh Hòa (Châu Phú) và xã Hòa Lạc (Phú Tân - An Giang) cho biết, nếu trước đây, nguồn cá lóc giống từ 300.0000 - 350.000 đồng/kg nhưng vẫn không đủ cung ứng nhu cầu người nuôi thì nay giảm chỉ còn 100.000 đồng/kg.

Đối mặt với tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi tràn lan từ những tháng đầu năm, nhưng gần đây con tôm đang từng bước phục hồi và đem lại hiệu quả cho địa phương này.

Cuối tháng 11 - thời điểm người dân vùng ngọt hóa của tỉnh Cà Mau vào mùa thu hoạch cá sặc rằn (còn gọi cá bổi) cung ứng nhu cầu làm khô dịp Tết Nguyên đán 2014. Người dân đang kỳ vọng giá cá bổi ổn định ở mức cao, để có một cái Tết đầm ấm.