Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Indonesia Thoát Dịch EMS Như Thế Nào?

Indonesia Thoát Dịch EMS Như Thế Nào?
Ngày đăng: 14/12/2013

Dù may mắn hay có biện pháp quản lý tốt, việc Indonesia thoát khỏi dịch EMS của vẫn là một trong những nội dung thảo luận chính của các chuyên gia ngành tôm tại hội thảo trực tuyến của GAA vào ngày 10/12/2013.

Đại diện của Liên minh Nuôi trồng thủy sản Toàn cầu (GAA) nhận định, hệ thống quản lý NK tôm nguyên liệu còn sống của Indonesia đã đóng góp đáng kể vào công tác loại bỏ dịch bệnh tôm chết sớm (EMS) tại nước này.

NK tôm còn sống được cho là nguyên nhân chủ yếu khiến dịch EMS lây lan rộng tại Indonesia. Các chuyên gia tại hội nghị trực tuyến khẳng định rằng tôm đông lạnh là sản phẩm an toàn do được bảo quản trong kho ít nhất là 20 ngày.

Theo các cuộc thí nghiệm (từ những ngày đầu tôm bị hội chứng), EMS không truyền qua tôm đông lạnh. Thí nghiệm trên hàu cũng cho thấy quá trình cấp đông có thể tiêu diệt khuẩn gây bệnh.

Tương tự thế, hậu ấu trùng tôm xuất xứ từ vùng nhiễm dịch vẫn an toàn để đưa vào nuôi tôm nước ngọt vì độ mặn thấp bảo vệ tôm khỏi EMS.

Sau đây là các biện pháp bảo vệ tôm khỏi EMS của ngành tôm Indonesia:

1) Thả nuôi tôm cỡ lớn hơn, sử dụng hệ thống nước chảy hoặc lồng để nuôi tôm từ khi còn nhỏ

2) Chuyển từ tôm chân trắng sang nuôi tôm sú – trong trường hợp không đề kháng được thì tôm sú ít bị ảnh hưởng hơn.

3) Nuôi ghép tôm và cá rô phi, giống như biện pháp nuôi ghép hai loài này chống virut gây bệnh đốm trắng.

4) Áp dụng hệ thống quản lý bằng công nghệ sinh học trong nuôi thâm canh, như công nghệ Bioflocs, công nghệ lọc tuần hoàn hay hệ thống ao nuôi thâm canh quy mô nhỏ.

5) Chấp nhận chờ một thời gian hồi phục sau EMS: Sản lượng tôm toàn cầu dự kiến giảm 23% nhưng nhờ nâng cấp quản lý, ngành tôm sẽ bắt đầu ổn định dù chưa phục hồi ngay. Cần từ 2 – 3 năm nữa để ngành tôm phục hồi.


Có thể bạn quan tâm

Cá Mập Dài 1,8 M Bị Mắc Lưới Tại Khu Vực Biển Quy Nhơn (Bình Định) Cá Mập Dài 1,8 M Bị Mắc Lưới Tại Khu Vực Biển Quy Nhơn (Bình Định)

Khoảng 2 giờ sáng 25.5, trong lúc ra kiểm tra lưới lồng đang thả tại khu vực gần tượng đài Chiến thắng Quy Nhơn, cách bờ biển Quy Nhơn gần 2 hải lý, anh Nguyễn Văn Vui (48 tuổi, ở tổ 56, KV 11, phường Đống Đa, TP Quy Nhơn - Bình Định) đã phát hiện một con cá mập (còn gọi là cá nhám) bị mắc lưới. Sau một hồi quẫy đập quá mạnh trong lưới lồng, con cá mập đã chết do kiệt sức, đến khoảng 5 giờ sáng, anh Vui cùng một số người khác mới kéo được bộ lưới và con cá mập vào bờ.

26/05/2014
Tìm Cách Làm Giàu Cho Nông Dân Tìm Cách Làm Giàu Cho Nông Dân

Tôi được lãnh đạo Báo NTNN giao trọng trách viết cho chuyên mục “1001 cách làm ăn”. Mỗi tuần 1 bài. Mỗi bài là một vấn đề mà bà con đang cần để áp dụng tìm tòi để các vấn đề nêu ra đáp ứng được yêu cầu của nhân dân.

08/05/2014
Mùa Sen Cạn Mùa Sen Cạn

Tận dụng diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng sen ở xã Định Thành (Thoại Sơn) và Cô Tô (Tri Tôn)- An Giang phát triển gần chục năm, đem lại nguồn thu nhập ổn định. Tuy nhiên, những vụ gần đây, do dịch bệnh, giá cả bấp bênh, bà con không còn “mặn” với loại cây thủy sinh này.

26/05/2014
Bí Quyết Bí Quyết "Hái Ra Tiền" Từ Khu Vườn Nhỏ

Tiếp nối nghề truyền thống của cha ông, anh Ngô Văn Nhợi (xã Hải Tân, huyện Hải Hậu, Nam Định) đã phát triển nghề trồng hoa, cây cảnh và làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

08/05/2014
Nông Dân Trà Vinh Lại Ồ Ạt Bỏ Lúa Chuyển Sang Cam Sành Nông Dân Trà Vinh Lại Ồ Ạt Bỏ Lúa Chuyển Sang Cam Sành

Bất chấp sự vận động, khuyến cáo của ngành nông nghiệp, từ đầu năm đến nay nhiều người hộ dân ở huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh tiếp tục đổ xô lên liếp trên đất lúa để trồng cây cam sành.

26/05/2014