Indonesia Thoát Dịch EMS Như Thế Nào?

Dù may mắn hay có biện pháp quản lý tốt, việc Indonesia thoát khỏi dịch EMS của vẫn là một trong những nội dung thảo luận chính của các chuyên gia ngành tôm tại hội thảo trực tuyến của GAA vào ngày 10/12/2013.
Đại diện của Liên minh Nuôi trồng thủy sản Toàn cầu (GAA) nhận định, hệ thống quản lý NK tôm nguyên liệu còn sống của Indonesia đã đóng góp đáng kể vào công tác loại bỏ dịch bệnh tôm chết sớm (EMS) tại nước này.
NK tôm còn sống được cho là nguyên nhân chủ yếu khiến dịch EMS lây lan rộng tại Indonesia. Các chuyên gia tại hội nghị trực tuyến khẳng định rằng tôm đông lạnh là sản phẩm an toàn do được bảo quản trong kho ít nhất là 20 ngày.
Theo các cuộc thí nghiệm (từ những ngày đầu tôm bị hội chứng), EMS không truyền qua tôm đông lạnh. Thí nghiệm trên hàu cũng cho thấy quá trình cấp đông có thể tiêu diệt khuẩn gây bệnh.
Tương tự thế, hậu ấu trùng tôm xuất xứ từ vùng nhiễm dịch vẫn an toàn để đưa vào nuôi tôm nước ngọt vì độ mặn thấp bảo vệ tôm khỏi EMS.
Sau đây là các biện pháp bảo vệ tôm khỏi EMS của ngành tôm Indonesia:
1) Thả nuôi tôm cỡ lớn hơn, sử dụng hệ thống nước chảy hoặc lồng để nuôi tôm từ khi còn nhỏ
2) Chuyển từ tôm chân trắng sang nuôi tôm sú – trong trường hợp không đề kháng được thì tôm sú ít bị ảnh hưởng hơn.
3) Nuôi ghép tôm và cá rô phi, giống như biện pháp nuôi ghép hai loài này chống virut gây bệnh đốm trắng.
4) Áp dụng hệ thống quản lý bằng công nghệ sinh học trong nuôi thâm canh, như công nghệ Bioflocs, công nghệ lọc tuần hoàn hay hệ thống ao nuôi thâm canh quy mô nhỏ.
5) Chấp nhận chờ một thời gian hồi phục sau EMS: Sản lượng tôm toàn cầu dự kiến giảm 23% nhưng nhờ nâng cấp quản lý, ngành tôm sẽ bắt đầu ổn định dù chưa phục hồi ngay. Cần từ 2 – 3 năm nữa để ngành tôm phục hồi.
Có thể bạn quan tâm

Trong bảy tháng qua, Việt Nam đã nhập tới 463 triệu USD thuốc trừ sâu và nguyên liệu (khoảng trên 9.000 tỷ đồng).

Từ nghịch lý của ngành lúa gạo ngày càng kém sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu thức ăn chăn nuôi (TACN) đang tăng “nóng”, nông dân đang phải “chăn nuôi heo, gà bằng đồng ngoại tệ”... Bộ NN-PTNT cho rằng, đề xuất Việt Nam chủ động đẩy mạnh trồng bắp (ngô) và tăng diện tích chuyển đổi từ lúa sang bắp sẽ giúp hạn chế được hai vấn đề quan trọng: giảm dần phụ thuộc nhập khẩu TACN và ứng phó với hạn hán ngày càng khốc liệt.

Đến xóm 2, xã Kim Mỹ (Kim Sơn - Ninh Bình), hỏi bác Tân, cô chủ cửa hàng kim hoàn nói luôn: “Bác Tân lợn nái à, anh đi thẳng, hơn 500 mét nữa, đến ngôi nhà kiểu mới, vừa xây là nhà bác Tân”. Gia đình bác Trịnh Duy Tân là địa chỉ nhiều người gần xa đến học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi lợn nái, lợn thịt.
Hàng ngày kiểm tra chuồng trại, lượng thức ăn, nghe tiếng kêu là biết tình trạng của chim; đặc biệt là áp dụng nuôi ghép chim non để tăng năng suất, giảm chi phí thức ăn...

Cơ sở ấp trứng gia cầm của gia đình chị Dương Thị Thư, ở xóm Việt Ninh, xã Lương Phú (Phú Bình - Thái Nguyên) mỗi năm cho thu lãi khoảng 200 triệu đồng