Indonesia tăng cường kiểm soát thị trường gạo nhằm kiềm chế giá tăng

Giá gạo nội địa Indonesia đã tăng lên 10.300 rupiah/kg (699 USD/tấn) từ 10.003 rupiah/kg (677 USD/tấn) chỉ một tuần trước đó.
Theo Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO), giá gạo bình quân tại Indonesia trong tháng 9 đạt 10,27 triệu rupiah (720 USD)/tấn, tăng 1,3% so với 10,14 triệu rupiah (720 USD)/tấn trong tháng 8/2015 và tăng 15% so với 8,93 triệu rupiah (750 USD)/tấn cùng kỳ năm 2014.
Trong khi đó, Tổng thống Indonesia đã đảm bảo đủ lượng gạo lưu kho cho đến cuối năm nay và bác tin sẽ nhập khẩu gạo.
Tuy nhiên, Phó tổng thống Indonesia lại cho biết nước này sẽ nhập khẩu 1,5 triệu tấn gạo từ Việt Nam và Thái Lan do sản lượng trong nước giảm, đồng thời cảnh báo lượng gạo lưu kho quá thấp sẽ khiến giá gạo tăng mạnh và gây bất ổn xã hội.
Hiện Cơ quan hậu cần quốc gia Indonesia Bulog có khoảng 1,7 triệu tấn gạo lưu kho. Bulog hiện không có ý kiến gì và để chính phủ quyết định có nhập khẩu gạo hay không.
Các chuyên gia nông nghiệp khuyên chính phủ cần tiến hành đánh giá chính xác sản lượng và có những hành động hợp lý về việc nhập khẩu gạo.
Có thể bạn quan tâm

Trong khi bưởi hồ lô “cháy” hàng do lượng cung không đủ cầu thì một số nhà vườn ở miền Tây lại thất thu trầm trọng dưa hấu thỏi vàng, dưa hấu hồ lô...

Xã Phú Tân (mới chia ra từ xã Phú hữu), huyện Châu Thành, Hậu Giang, nằm cặp bờ Nam sông Hậu, cách trung tâm TP Cần Thơ khoảng 15km. Nơi đây là cái “nôi” của bưởi Năm Roi và nhiều loại cây ăn quả khác.

Ông Lê Quang Bé, xã Phú Thạnh, cho biết, để chuẩn bị cho mãng cầu xiêm vụ Tết này, hàng năm nông dân phải tập trung bón phân, phun thuốc dưỡng cây từ tháng 6 và sau đó khoảng 2 tháng, cây bắt đầu ra hoa và tiến hành thụ phấn nhân tạo để tỷ lệ đậu trái cao và chất lượng tốt hơn.

Trong những năm qua, kim ngạch XK rau quả tăng đều, liên tục. Đây là sự nỗ lực rất lớn của các cấp, các ngành, DN và bà con nông dân và sự đóng góp không nhỏ của khoa học kỹ thuật.

Cứ mỗi độ “xuân về tết đến”, nhiều loại nông sản thế mạnh, mang hương vị đặc trưng riêng của vùng đất Hậu Giang như quýt đường Long Trị, chanh không hạt, cam sành Ngã Bảy, khóm Cầu Đúc lại được người dân tất bật vun trồng để chuẩn bị cung ứng cho thị trường khắp trên cả nước. Và năm nay cũng vậy !