Indonesia tăng cường kiểm soát thị trường gạo nhằm kiềm chế giá tăng

Giá gạo nội địa Indonesia đã tăng lên 10.300 rupiah/kg (699 USD/tấn) từ 10.003 rupiah/kg (677 USD/tấn) chỉ một tuần trước đó.
Theo Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO), giá gạo bình quân tại Indonesia trong tháng 9 đạt 10,27 triệu rupiah (720 USD)/tấn, tăng 1,3% so với 10,14 triệu rupiah (720 USD)/tấn trong tháng 8/2015 và tăng 15% so với 8,93 triệu rupiah (750 USD)/tấn cùng kỳ năm 2014.
Trong khi đó, Tổng thống Indonesia đã đảm bảo đủ lượng gạo lưu kho cho đến cuối năm nay và bác tin sẽ nhập khẩu gạo.
Tuy nhiên, Phó tổng thống Indonesia lại cho biết nước này sẽ nhập khẩu 1,5 triệu tấn gạo từ Việt Nam và Thái Lan do sản lượng trong nước giảm, đồng thời cảnh báo lượng gạo lưu kho quá thấp sẽ khiến giá gạo tăng mạnh và gây bất ổn xã hội.
Hiện Cơ quan hậu cần quốc gia Indonesia Bulog có khoảng 1,7 triệu tấn gạo lưu kho. Bulog hiện không có ý kiến gì và để chính phủ quyết định có nhập khẩu gạo hay không.
Các chuyên gia nông nghiệp khuyên chính phủ cần tiến hành đánh giá chính xác sản lượng và có những hành động hợp lý về việc nhập khẩu gạo.
Có thể bạn quan tâm

Sau thời gian triển khai các phần việc, phương án trong các chuỗi liên kết, sáng 15/10, Sở NN&PTNT Cà Mau tiến hành hội nghị "Liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất giống với người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Cà Mau".

Theo thống kê của Sở nông nghiệp - PTNT Đắk Nông thì tính đến nay, toàn tỉnh có trên 1.700 ha cây ăn trái, tăng 500 ha so với năm 2005. Tính riêng năm 2012, sản lượng đạt trên 11.280 tấn, tăng trên 5.500 tấn so với năm 2005.

Đến thời điểm này, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) có trên 280 ha ao đầm nuôi tôm công nghiệp, với hơn 570 hộ thực hiện. Hiện nay, nhiều hộ dân đang bắt tay vào thu hoạch, năng suất bình quân 5 tấn/ha. Hiện giá tôm sú và tôm thẻ ở mức cao, hầu hết bà con đều có lợi nhuận khá.

Mặc dù đã di dời lồng bè về khu quy hoạch C1, nhưng hầu hết người nuôi tôm hùm vẫn không thể bám trụ, ổn định sản xuất được. Tìm hướng đi phù hợp để nghề nuôi tôm hùm lồng phát triển bền vững là vấn đề nan giải hiện nay.

9 tháng của năm 2013, các doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu ở An Giang xuất khẩu 128 ngàn tấn, kim ngạch đạt 311 triệu USD, tăng 23,1% về lượng và 6,5% về giá trị so cùng kỳ. Dù xuất khẩu tăng, nguyên liệu thiếu nhưng giá mua cá tra của các nhà máy vẫn tăng không đáng kể.