Huyện U Minh (Cà Mau) triển khai mô hình cánh đồng lớn luân canh lúa – tôm

Khánh Hòa là một trong những xã nằm trong vùng chuyển dịch lúa – tôm với quy mô lớn của huyện U Minh. Ấp 5 của xã được chọn thực hiện mô hình cánh đồng lớn luân canh lúa – tôm, tổng diện gần 150 ha, với sự tham gia của 67 hộ dân trong ấp.
Theo tính toán, chi phí ban đầu triển khai thực hiện trên 370 triêu đồng, bà con nông dân sẽ được ngân sách Nhà nước hỗ trợ 30% vốn cho tôm giống, lúa giống và tập huấn, hỗ trợ về khoa học kỹ thuật trong suốt quá trình thực hiện mô hình cho đến khi thu hoạch; đặc biệt là bà con nông dân được các công ty, doanh nghiệp đồng hành cung cấp con giống và lúa giống đảm bảo chất lượng với giá ưu đãi.
Mô hình cánh đồng lớn luân canh lúa – tôm xã Khánh Hòa, huyện U Minh sẽ được thực hiện từ tháng 8/2015 cho đến hết tháng 5/2016.
Có thể bạn quan tâm

Ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, nằm hai bên bờ sông Măng Thít, cách TP Vĩnh Long 32 km, cách TP Cần Thơ 28 km - từ lâu nổi tiếng thương hiệu cam sành ngọt lịm.

Tuy nhiên, do sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, chưa có quy hoạch vùng nguyên liệu ổn định; các đơn vị đăng ký thương hiệu còn ít. Phần lớn sản phẩm sản xuất ra chưa đáp ứng được tiêu chí về đăng ký bảo hộ thương hiệu; chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm; bao bì, nhãn mác đơn điệu, thiếu tính thẩm mỹ, chưa tạo được thiện cảm với người tiêu dùng; hoạt động quảng bá sản phẩm mới thực hiện trong phạm vi hẹp chứ chưa sâu rộng, đồng bộ… nên số lượng hàng hóa nông sản tiêu thụ tại thị trường lớn chưa nhiều, giá bán bấp bênh.

Giá khóm tại Tân Phước (Tiền Giang) hiện đang rớt giá mạnh khiến nhiều nông dân lo lắng. Qua khảo sát tại các điểm thu mua, giá khóm hiện chỉ trên dưới 1.000 đồng/kg nhưng lượng mua vào rất ít.

Theo ông Đinh Trung Kiên, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), nghề nuôi trồng tu hài đã phát triển nhiều năm nay ở địa phương. Đến nay, Vân Đồn đã có khoảng 100 hộ gia đình và 3 doanh nghiệp nuôi tu hài, thu hút một lượng lớn lao động và mang lại thu nhập khá cao cho ngư dân trong vùng.

Hiện cả nước có 6.000 cơ sở chế biến có công nghệ thiết bị tương đối hiện đại, trong đó, hơn 2.000 cơ sở chế biến nông sản, 570 cơ sở chế biến thủy sản và 3.000 cơ sở chế biến gỗ. Một số ngành đã đáp ứng được yêu cầu chất lượng đối với các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản…, điển hình như thủy sản, nhân hạt điều, hồ tiêu, đồ gỗ...