Huyện Tuy An thả nuôi 6ha sò huyết tại đầm Ô Loan

Trong năm 2015, dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững Phú Yên đã chọn 12 hộ ở xã An Hải tham gia vào mô hình nuôi sò huyết thịt trên đầm Ô Loan, với diện tích 6ha tại khu vực hòn Khô. Thực hiện mô hình này, các hộ đã xuống giống thả nuôi gần 1.350kg sò huyết, bằng nguồn giống được mua từ tỉnh Cà Mau, có trọng lượng 1.200 đến 1.300 con/kg.
Đây là năm thứ 2 mô hình thả nuôi sò huyết thịt được Ban Quản lý dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững Phú Yên triển khai thực hiện tại đầm Ô Loan. Năm 2014, mô hình này cũng đã chọn 2 hộ ở xã An Hải, thả nuôi thử nghiệm 2ha sò huyết thịt. Sau hơn 7 tháng thực hiện, từ loại con giống có trọng lượng 300 con/kg, sò huyết thả nuôi theo mô hình này đạt từ 70 đến 80 con/kg và đem lại lợi nhuận cao cho các hộ tham gia mô hình.
Có thể bạn quan tâm

Là một trong những người năng động, nhận thấy trồng điều không còn mang lại hiệu quả kinh tế cao, bà chủ trang trại sản xuất trái cây an toàn Nguyễn Thị Kim Mai đã mạnh dạn chuyển đổi 10ha trồng điều sang trồng xoài.

Ban đầu chỉ có dăm hội nuôi, sau 8 năm “cắm rễ” ở huyện nghèo Vũ Quang (Hà Tĩnh), nghề nuôi ong lấy mật đã thu hút 1.000 hộ nuôi với trên 4.000 đàn. Mỗi năm, các hộ thu về hơn 40 tấn mật và bán ra khoảng 1.000 đàn ong giống, thu hàng tỷ đồng...

Nhờ ưu thế vượt trội, có tới hơn 2/3 tổng đàn vịt ở ĐBSCL và một số tỉnh Đông Nam bộ là giống Vigova. Sức mạnh của con giống tốt đã giúp nông dân làm lợi hàng trăm tỷ đồng/năm…

Nỗi ám ảnh về giống Trung Quốc của bà con nông dân Quảng Nam ngày càng lớn sau câu chuyện cây ớt chết hàng loạt ở Duy Xuyên, Đại Lộc…

Nông dân huyện Chợ Mới (An Giang) đang thu hoạch rộ và trúng mùa trái sơ ri. Đây là loại cây ăn trái mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, đầu ra ổn định.