Huyện Tuy An thả nuôi 6ha sò huyết tại đầm Ô Loan

Trong năm 2015, dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững Phú Yên đã chọn 12 hộ ở xã An Hải tham gia vào mô hình nuôi sò huyết thịt trên đầm Ô Loan, với diện tích 6ha tại khu vực hòn Khô. Thực hiện mô hình này, các hộ đã xuống giống thả nuôi gần 1.350kg sò huyết, bằng nguồn giống được mua từ tỉnh Cà Mau, có trọng lượng 1.200 đến 1.300 con/kg.
Đây là năm thứ 2 mô hình thả nuôi sò huyết thịt được Ban Quản lý dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững Phú Yên triển khai thực hiện tại đầm Ô Loan. Năm 2014, mô hình này cũng đã chọn 2 hộ ở xã An Hải, thả nuôi thử nghiệm 2ha sò huyết thịt. Sau hơn 7 tháng thực hiện, từ loại con giống có trọng lượng 300 con/kg, sò huyết thả nuôi theo mô hình này đạt từ 70 đến 80 con/kg và đem lại lợi nhuận cao cho các hộ tham gia mô hình.
Có thể bạn quan tâm
Sau 7 năm triển khai thực hiện, câu chuyện về dự án xây dựng vùng sản xuất rau an toàn (RAT) của tỉnh với kỳ vọng mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội tích cực vẫn còn ngổn ngang, dang dỡ.
Hiện nay tình hình thời tiết trên toàn tỉnh Khánh Hòa thường xuyên có mưa rào và dông nhiều nơi, Chi cục Bảo vệ thực vật Khánh Hòa đề nghị các địa phương theo dõi chặt chẽ tình hình sâu bệnh trên các loại cây trồng vụ mùa.

Điều Bình Phước sẽ trở thành chỉ dẫn địa lý. Đó là thông tin vui với người trồng điều và doanh nghiệp chế biến điều cũng như các cấp quản lý ở Bình Phước.

Huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai chỉ để 700 ha là đất vườn của các hộ dân để trồng sắn, làm thức ăn cho chăn nuôi.
Tận dụng diện tích đất trống sau khai thác, trước khi chờ thời gian trồng vụ tràm mới, nhiều hộ dân trên lâm phần rừng tràm U Minh Hạ (Cà Mau) trồng vụ lúa thần nông (gọi là vụ lúa lỡ) để kiếm thêm thu nhập, hiện lúa đã đến ngày thu hoạch.