Huyện Tuy An (Phú Yên) có hơn 60 ha tôm nuôi bị bệnh và mất trắng

Tính đến thời điểm này, huyện Tuy An đã có hơn 60 ha trong số 385 ha thả nuôi trong I/2015 bị mắc bệnh hoại tử gan tụy, trong số này hơn 12 ha thả nuôi được 1 - 1,5 tháng tuổi bị mất trắng. Diện tích tôm nuôi mắc bệnh và mất trắng tập trung chủ yếu ở những vùng nuôi tôm lâu năm, như An Ninh Tây, An Ninh Đông và An Cư.
Nguyên nhân tôm nuôi bị bệnh được xác định bởi 3 yếu tố chính, gồm chất lượng nguồn giống không được đảm bảo, nắng nóng kéo dài khiến rong tảo trong các khu vực, hồ nuôi tôm phát triển mạnh, gây bó hẹp không gian trong hồ nuôi, hạn chế nguồn o - xy trong nước và nguồn nước tại nhiều khu vực, hồ nuôi tôm bị ô nhiễm trầm trọng.
Trước tình hình này, các cơ quan chuyên môn huyện Tuy An khuyến cáo hộ nuôi tôm cần bổ sung các khoáng chất cần thiết để tăng cường sức khỏe cho tôm nuôi. Đồng thời, hỗ trợ cho hộ nuôi tôm 3.700 kg hóa chất clorin để xử lý, làm sạch môi trường nước trong hồ nuôi nhằm hạn chế mầm bệnh phát tán, lây lan gây hại tôm nuôi trên diện rộng.
Tuy nhiên, nếu điều kiện nắng nóng tiếp tục kéo dài và nhiều hộ nuôi tôm còn lơ là với công tác phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi như hiện nay, thì diện tích tôm nuôi bị bệnh và mất trắng ở huyện Tuy An sẽ còn xảy ra trên diện rộng.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 1/10/2014, tại thành phố Vũng Tàu, Tổng cục Thủy sản đã tổ chức Hội nghị Tổng kết khai thác cá vụ nam năm 2014 và triển khai kế hoạch khai thác cá vụ bắc năm 2014 - 2015. Tham dự Hội nghị có đại diện Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn 28 tỉnh ven biển, các ngư dân, các đơn vị trực thuộc Tổng cục Thủy sản. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Vũ Văn Tám đã chủ trì Hội nghị.

Trước đây, gia đình ông Trương Văn Quyết ở thôn Mai Xá – xã Gio Mai – huyện Gio Linh đã mạnh dạn cải tạo hơn 0,4 ha diện tích đất ruộng bạc màu để chuyển sang nuôi tôm sú. Dù đã trang bị nhiều kiến thức và kỹ thuật về nuôi tôm nhưng sản lượng tôm thu hoạch hàng năm của gia đình ông không đồng đều, lúc được lúc mất.

Tác động tích cực trong việc cải tạo môi trường của mô hình sản xuất luân canh 1 vụ tôm, 1 vụ lúa đã dần chiếm ưu thế trước các mô hình khác ở những xã tiểu vùng II, III (ven sông Hàm Luông, từ xã Mỹ An đến xã Thạnh Hải) của huyện Thạnh Phú (Bến Tre). Mô hình này ngày càng phát huy hiệu quả, giúp cho bà con yên tâm sản xuất.

Có 30 trong số 31 doanh nghiệp hội viên Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản (VASEP) đã họp bàn và quyết định sẽ kháng nghị việc phía Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá lên con tôm Việt Nam một cách không công bằng và bất hợp lý. Hiện VASEP đang cùng các luật sư chuẩn bị các thủ tục pháp lý cần thiết cho vụ kháng kiện này.

Những năm gần đây, ngoài phát triển thế mạnh cây lúa, huyện biên giới Tân Hồng (Đồng Tháp) còn đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của ngành chăn nuôi. Trong đó, chăn nuôi bò là một trong những ngành kinh tế trọng yếu được huyện ưu tiên chọn làm ngành hàng phát triển trong Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện trong thời gian tới.