Huyện Trần Đề Chuẩn Bị Tốt Vụ Lúa Đông Xuân 2014-2015

Tính đến đầu tháng 11 này, nông dân huyện Trần Đề đã xuống giống hơn 16.000 ha lúa đông xuân, đạt trên 70 % diện tích toàn huyện, với các giống lúa chủ lực là: OM 4900, OM 6976 và ST5.
Trung tâm giống của tỉnh đã hỗ trợ sản xuất thí điểm khoảng 60 ha giống lúa nguyên chủng ST5 và OM 4900. Đối với các diện tích lúa đặc sản, cánh đồng mẫu, huyện chỉ đạo phòng Nông nghiệp và PTNT khuyến cáo nông dân gieo sạ đúng lịch thời vụ, né rầy, phù hợp với điều kiện của từng địa phương.
Ông Sơn Vinh, nông dân ở xã Đại Ân 2 cho biết: “Thường nông dân mình làm giống OM 6976 và 4900 vì giống này năng suất cao, hợp với đất và bán ra được giá cao hơn”.
Ông Trần Thanh Tân, Phó chủ tịch UBND xã Đại Ân 2 nói: “Hiện tại nguồn nước được đảm bảo, khuyến cáo nông dân sạ theo khung lịch thời vụ, chọn giống có chất lượng để cho năng suất cao”. Đây là vụ lúa chính trong năm, cho năng suất, sản lượng cao, nên nông dân chuẩn bị khá chu đáo từ khâu làm đất, đến chọn giống, tuân thủ lịch thời vụ để né rầy, hiện các trà lúa đang phát triển tốt. Phòng Nông nghiệp và PTNT cũng phối hợp tổ chức nhiều cuộc hội thảo, hướng dẫn nông dân cách làm đất, chọn giống, chăm sóc lúa, theo dõi chặt chẽ dịch hại để phòng trị kịp thời.
Ông Chung Bĩnh Phước, Trưởng Trạm BVTV huyện Trần Đề cho biết: “Hiện tại trạm cũng thường xuyên theo dõi tình hình dịch hại để thông báo cho nông dân, bên cạnh đó tổ chức tập huấn kỹ thuật canh tác và một số biện pháp phòng trừ dịch hại trong vụ lúa đông xuân này”.
Với sự quan tâm của ngành chức năng, chính quyền địa phương, cùng trình độ sản xuất của nông dân ngày càng được nâng lên sẽ giúp nông dân Trần Đề có 1 vụ mùa thắng lợi.
Nguồn bài viết: http://thst.vn/Chi_tiet_tin.aspx?key=2525&keycon=59&lsk=&keyntc=6
Có thể bạn quan tâm

Bọ xít đen (Black rice bug) là loại dịch hại ít quan trọng ở Việt Nam. Theo ghi nhận, bọ xít đen đơi khi xuất hiện và gây hại trong vụ HT vào giai đoạn lúa đẻ nhánh đến làm đòng.

Hầu hết địa phương đã cấp phép ồ ạt, hoặc làm ngơ cho các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng hàng loạt cơ sở chế biến ngay trên vùng nguyên liệu mà doanh nghiệp có trước đã đầu tư và quản lý theo hệ thống, dẫn đến tổng công suất chế biến cao hơn nhiều lần so với khả năng cung ứng nguyên liệu.

Thôn 3, xã Tân Lập (Kon Rẫy) bị thiệt hại lớn nhất với 40ha lúa bị phá rụi. Mật độ ốc gây hại trung bình 20-25 con/m2; cá biệt lên đến 30-40 con/m2. Chính quyền địa phương nhiều nơi đã xuất kinh phí dự phòng hỗ trợ cho người dân bắt ốc.

Ông Trần Nguyễn Hồ, chủ trang trại nuôi chim cút Nguyễn Hồ, xã Long An, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang cho biết, từ cuối năm 2013 đến nay, trang trại của ông phối hợp với Công ty cổ phần Rau quả Tiền Giang đã xuất sang Nhật Bản hơn 12 triệu trứng cút đóng lon, với giá cao hơn thị trường nội địa khoảng 20%.

Vừa qua, tại huyện Cái Bè và Cai Lậy, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp cùng với Chi cục Thủy sản tổ chức 2 cuộc hội nghị triển khai Thông tư số 23/2014/TT-BNNPTNT ngày 29-7-2014 về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 36/2014/NĐ-CP của Chính phủ về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra cho đối tượng là các doanh nghiệp và hộ nuôi cá tra trên địa bàn tỉnh.