Huyện Trần Đề Chuẩn Bị Tốt Vụ Lúa Đông Xuân 2014-2015

Tính đến đầu tháng 11 này, nông dân huyện Trần Đề đã xuống giống hơn 16.000 ha lúa đông xuân, đạt trên 70 % diện tích toàn huyện, với các giống lúa chủ lực là: OM 4900, OM 6976 và ST5.
Trung tâm giống của tỉnh đã hỗ trợ sản xuất thí điểm khoảng 60 ha giống lúa nguyên chủng ST5 và OM 4900. Đối với các diện tích lúa đặc sản, cánh đồng mẫu, huyện chỉ đạo phòng Nông nghiệp và PTNT khuyến cáo nông dân gieo sạ đúng lịch thời vụ, né rầy, phù hợp với điều kiện của từng địa phương.
Ông Sơn Vinh, nông dân ở xã Đại Ân 2 cho biết: “Thường nông dân mình làm giống OM 6976 và 4900 vì giống này năng suất cao, hợp với đất và bán ra được giá cao hơn”.
Ông Trần Thanh Tân, Phó chủ tịch UBND xã Đại Ân 2 nói: “Hiện tại nguồn nước được đảm bảo, khuyến cáo nông dân sạ theo khung lịch thời vụ, chọn giống có chất lượng để cho năng suất cao”. Đây là vụ lúa chính trong năm, cho năng suất, sản lượng cao, nên nông dân chuẩn bị khá chu đáo từ khâu làm đất, đến chọn giống, tuân thủ lịch thời vụ để né rầy, hiện các trà lúa đang phát triển tốt. Phòng Nông nghiệp và PTNT cũng phối hợp tổ chức nhiều cuộc hội thảo, hướng dẫn nông dân cách làm đất, chọn giống, chăm sóc lúa, theo dõi chặt chẽ dịch hại để phòng trị kịp thời.
Ông Chung Bĩnh Phước, Trưởng Trạm BVTV huyện Trần Đề cho biết: “Hiện tại trạm cũng thường xuyên theo dõi tình hình dịch hại để thông báo cho nông dân, bên cạnh đó tổ chức tập huấn kỹ thuật canh tác và một số biện pháp phòng trừ dịch hại trong vụ lúa đông xuân này”.
Với sự quan tâm của ngành chức năng, chính quyền địa phương, cùng trình độ sản xuất của nông dân ngày càng được nâng lên sẽ giúp nông dân Trần Đề có 1 vụ mùa thắng lợi.
Nguồn bài viết: http://thst.vn/Chi_tiet_tin.aspx?key=2525&keycon=59&lsk=&keyntc=6
Có thể bạn quan tâm

Sáng ngày 26/12 Câu Lạc bộ (CLB) Chủ trang trại Thanh Hoá đã tổ chức kỳ sinh hoạt cuối năm, đánh giá tình hình hoạt động của CLB trong năm. Đồng thời trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau trong phát triển kinh tế để tiếp tục mở hướng làm giàu.

Đến thời điểm này, nông dân huyện Thới Bình (Cà Mau) đã chính thức vào vụ thu hoạch tôm càng xanh trên ruộng lúa, tập trung nhiều ở các xã Biển Bạch, Biển Bạch Đông, Trí Phải, Trí Lực và Thới Bình.

Toàn huyện Hồng Dân có 2,6 ha nuôi cá chình ở các xã Ninh Thạnh Lợi A, Ninh Hòa, Vĩnh Lộc với 24 hộ nuôi. Sau 10 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng từ 4 - 6 kg/con, giá bán cho thương lái từ 460.000 - 520.000 đồng/kg, nông dân thu nhập khoảng 100 triệu đồng/1.000 m2.

Cùng với phát triển các loại cây rau màu, nhiều năm qua, người dân xã Triệu Thượng (Triệu Phong - Quảng Trị) đã đưa vào trồng các loại hoa nhằm phục vụ thị trường Tết. Đây được đánh giá là hướng đi phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Năm 2013, Sở Khoa học và Công nghệ Điện Biên phối hợp với Trung tâm Thủy sản tỉnh Điện Biên triển khai dự án khoa học "Ứng dụng Công nghệ nuôi cá lăng chấm thương phẩm trong ao".