Huyện Trần Đề Chuẩn Bị Tốt Vụ Lúa Đông Xuân 2014-2015

Tính đến đầu tháng 11 này, nông dân huyện Trần Đề đã xuống giống hơn 16.000 ha lúa đông xuân, đạt trên 70 % diện tích toàn huyện, với các giống lúa chủ lực là: OM 4900, OM 6976 và ST5.
Trung tâm giống của tỉnh đã hỗ trợ sản xuất thí điểm khoảng 60 ha giống lúa nguyên chủng ST5 và OM 4900. Đối với các diện tích lúa đặc sản, cánh đồng mẫu, huyện chỉ đạo phòng Nông nghiệp và PTNT khuyến cáo nông dân gieo sạ đúng lịch thời vụ, né rầy, phù hợp với điều kiện của từng địa phương.
Ông Sơn Vinh, nông dân ở xã Đại Ân 2 cho biết: “Thường nông dân mình làm giống OM 6976 và 4900 vì giống này năng suất cao, hợp với đất và bán ra được giá cao hơn”.
Ông Trần Thanh Tân, Phó chủ tịch UBND xã Đại Ân 2 nói: “Hiện tại nguồn nước được đảm bảo, khuyến cáo nông dân sạ theo khung lịch thời vụ, chọn giống có chất lượng để cho năng suất cao”. Đây là vụ lúa chính trong năm, cho năng suất, sản lượng cao, nên nông dân chuẩn bị khá chu đáo từ khâu làm đất, đến chọn giống, tuân thủ lịch thời vụ để né rầy, hiện các trà lúa đang phát triển tốt. Phòng Nông nghiệp và PTNT cũng phối hợp tổ chức nhiều cuộc hội thảo, hướng dẫn nông dân cách làm đất, chọn giống, chăm sóc lúa, theo dõi chặt chẽ dịch hại để phòng trị kịp thời.
Ông Chung Bĩnh Phước, Trưởng Trạm BVTV huyện Trần Đề cho biết: “Hiện tại trạm cũng thường xuyên theo dõi tình hình dịch hại để thông báo cho nông dân, bên cạnh đó tổ chức tập huấn kỹ thuật canh tác và một số biện pháp phòng trừ dịch hại trong vụ lúa đông xuân này”.
Với sự quan tâm của ngành chức năng, chính quyền địa phương, cùng trình độ sản xuất của nông dân ngày càng được nâng lên sẽ giúp nông dân Trần Đề có 1 vụ mùa thắng lợi.
Nguồn bài viết: http://thst.vn/Chi_tiet_tin.aspx?key=2525&keycon=59&lsk=&keyntc=6
Có thể bạn quan tâm

Tại Kiên Giang, lúa Hè thu đang vào vụ thu hoạch ở một số huyện: Tân Hiệp, Giồng Riềng..., nhưng nông dân không vui vì giá lúa xuống thấp, năng suất Hè thu không cao, dịch bệnh nhiều, hiếm thương lái thu mua. Bên cạnh đó, lúa chất lượng cao từ vụ Đông xuân đến nay còn tồn đọng vì không được giá khiến nông dân đã khó lại chồng thêm khó

Ếch là loài lưỡng cư: “Lưỡng” là 2, còn “cư” là nơi ở. Có nghĩa là, ếch vừa ở dưới nước, vừa ở trên cạn. Trong thực tế, ếch ở trên cạn nhiều hơn. Để nuôi ếch, bà con phải xây dựng các khu nuôi. Nếu là ao thì xung quanh ao phải xây tường cao để ếch không nhảy ra

Ngày 23/2, tại Vĩnh Long, ông Phan Anh Vũ, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long đã trao Giấy chứng nhận GlobalGAP của Tổ chức quốc tế Bureau Veritas cho trại nuôi cá tra 10 ha của Công ty Biofeed tại ấp Đông Hậu, xã Ngãi Tứ, huyện Tam Bình. Đây là trại nuôi cá tra đầu tiên của tỉnh được chứng nhận thực hành nuôi cá tra tốt toàn cầu.

Những ngày này, dọc tuyến Quốc lộ 14B, đoạn qua các xã Đại Hồng, Đại Sơn, Đại Lãnh (thuộc huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) luôn tấp nập cảnh người dân thu hoạch và mua bán dứa. Hàng trăm chiếc "xe trâu” chở dứa từ rẫy về tập kết tại nhiều điểm ven đường.

Hiện nay, nghề nuôi nhím vẫn còn khá mới, thị trường tiêu thụ có nhiều tiềm năng do thịt nhím ăn ngon, có thể chế biến thành nhiều món ăn đặc sản, làm thuốc chữa bệnh, cho thu nhập cao. Qua quá trình nuôi thử nghiệm, ông nhận thấy nhím là một loài động vật dễ nuôi, kháng bệnh tốt, thức ăn rất đơn giản, có sẵn trong tự nhiên như chuối, bắp, khoai, bí rợ, củ sắn... là đã đủ cho nhím sinh trưởng và phát triển tốt