Huyện Thường Xuân Triển Khai Thực Hiện Dự Án Xây Dựng Mô Hình Nuôi Cá Tầm Thương Phẩm

Nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế vùng biên giới, huyện Thường Xuân đã triển khai thực hiện dự án “xây dựng mô hình nuôi cá tầm thương phẩm” tại Đồn Biên phòng Bát Mọt với 1.000 cá giống nuôi thí điểm.
Để thực hiện thành công dự án, UBND huyện Thường Xuân đã ký hợp đồng với Sở Khoa học và Công nghệ thành lập ban quản lý dự án, xây dựng ao nuôi, tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi cá và hợp đồng mua con giống, thức ăn với Trung tâm Nghiên cứu thủy sản nước lạnh Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
Dự án có quy mô 450 m3 bể nuôi với 2.000 con giống, thả làm 2 đợt. Tổng kinh phí thực hiện hơn 1,2 tỷ đồng (gồm mua con giống, thức ăn, thiết bị máy móc, hỗ trợ công nghệ). Dự kiến sau thời gian 1 đến 2 năm nuôi sẽ bắt đầu cho thu hoạch, trọng lượng bình quân đạt từ 1,5 đến 2 kg/con.
Cá tầm là loại cá nước lạnh quý hiếm được nhập khẩu từ Liên bang Nga. Đây là loại đặc sản có giá trị kinh tế cao phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Nếu dự án thành công sẽ tạo điều kiện phát triển kinh tế cho nhân dân vùng cao biên giới và mở ra triển vọng mới cho nghề nuôi trồng thủy sản ở huyện Thường Xuân.
Nguồn bài viết: http://www.baothanhhoa.vn/vn/kinh-te/n131821/Huyen-Thuong-Xuan-trien-khai-thuc-hien-du-an-“xay-dung-mo-hinh-nuoi-ca-tam-thuong-pham”
Có thể bạn quan tâm

Xã Ia Bă từ lâu được xem là mảnh đất có nhiều tiềm năng trong việc nuôi cá nước ngọt theo hình thức quảng canh của huyện Ia Grai. Thời gian gần đây, mô hình này đang được Hội Nông dân địa phương dành nhiều sự quan tâm, nhằm giúp bà con tiếp tục sản xuất hiệu quả, ổn định cuộc sống.

Cua da to gấp nhiều lần cua thường, hai bên càng có lớp lông như rêu bám. Sau khi lột xác, cua mới đạt kích thước lớn và có mai khá đặc, có con nặng tới 3 lạng. Người dân nơi đây thường đánh bắt bằng lưới bát quái (lưới hình chữ nhật, dài khoảng 5m, rộng khoảng 30cm, ở giữa có các khung sắt đặt cách nhau chừng 40cm để cố định lưới thành đường ống dài).

Nuôi thủy sản trên địa bàn huyện Vũng Liêm (Vĩnh Long) có bước phát triển khá. Với mục tiêu trong năm 2014, huyện phát triển 2.100ha, đến nay toàn huyện có tổng diện tích nuôi thủy sản là 2.165,7ha, đạt 103% so kế hoạch, so năm 2013 tăng 149,7ha.

Năm 2014, thời tiết thuận lợi cho việc đánh bắt thủy sản nên ngư dân trong tỉnh Quảng Trị đã tích cực bám biển, đặc biệt là tham gia khai thác ở các vùng biển xa nên sản lượng khai thác thủy sản cả năm ước đạt 19.500 tấn, bằng 108,5% kế hoạch, trong đó khai thác biển 18.100 tấn; khai thác sông, đầm, nội đồng khoảng 1.400 tấn.

Liên kết theo chuỗi từ sản xuất đến tiêu dùng đang là yêu cầu cần thiết để bảo đảm cung ứng ra thị trường sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Vì vậy, thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chú trọng đẩy mạnh phát triển các hình thức liên kết, hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản.