Huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) Có Hơn 400 Hộ Nuôi Ong Mật Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thạch Thành (Thanh Hóa), trên địa bàn hiện có 24 xã đang triển khai mô hình nuôi ong mật, với 436 hộ nuôi, tổng số 43.189 đàn, mỗi năm thu hoạch khoảng 300.000 kg mật.
Vì là huyện miền núi, nên đàn ong mật tận dụng được nguồn mật từ phấn hoa của các loại cây lâm sản và cây ăn quả dồi dào, đa dạng trên địa bàn, bởi vậy đàn ong mật phát triển tốt, cho lượng mật cao, chất lượng tốt. Theo tính toán của các hộ dân, nếu nuôi 100 đàn ong lấy mật, mỗi năm có thể thu về 60 - 80 triệu đồng.
Từ hiệu quả đem lại, huyện Thạch Thành đang có kế hoạch phát triển và mở rộng nghề nuôi ong mật trên địa bàn. Theo kế hoạch, huyện sẽ thực hiện hỗ trợ 5.000 con ong chúa để trẻ hóa và cải tạo đàn, với mức hỗ trợ 30.000 đồng/con đạt tiêu chuẩn.
Nguồn bài viết: http://baothanhhoa.vn/vn/kinh-te/n132859/Huyen-Thach-Thanh:-Hon-400-ho-nuoi-ong-mat-dat-hieu-qua-kinh-te-cao
Có thể bạn quan tâm

Huyện Thanh Bình với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển một số nông sản như ớt và cây lúa, hoa màu…, đến nay một số nông sản này từng bước được thị trường chấp nhận. Tuy nhiên, việc liên kết tiêu thụ sản phẩm vẫn còn khiêm tốn chưa tạo sức bật cho nông sản thế mạnh này…

Theo thông tin từ Trại giống Tân Khánh Đông, đây là những giống hoa triển vọng cho hiệu quả kinh tế cao, rất được thị trường ưa chuộng. Ngoài ra, nhờ được lai tạo bằng công nghệ nuôi cấy mô nên các loại hoa này có nhiều ưu điểm hơn so với nhân giống theo kiểu truyền thống như: cây khỏe, sạch bệnh, chất lượng đồng đều... đặc biệt có thể nhân giống với số lượng lớn.

Đến thời điểm này, nông dân huyện Lai Vung thu hoạch được 150/329ha hoa màu vụ thu đông, tập trung ở các xã ven sông Hậu như Tân Thành, Vĩnh Thới, Tân Hòa, Định Hòa và Phong Hòa.

Riêng vụ thu đông, diện tích thực hiện cánh đồng liên kết gần 14.000ha, đạt gần 60% so với kế hoạch. Trong đó, các công ty, doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo dự kiến liên kết tiêu thụ gần 700ha. Tại huyện Cao Lãnh, Công ty Hiếu Nhân và thương lái Hồ Văn Tràng liên kết tiêu thụ được gần 4.200 tấn...

Nhằm giúp ngành chức năng có những định hướng trong phát triển sản xuất, người dân có sự lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với tình tình biến đổi khí hậu (BĐKH), Trường Đại học Cần Thơ đã phối hợp với Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) triển khai dự án “Ảnh hưởng của BĐKH lên sử dụng đất ở ĐBSCL, sự thích ứng của các hệ thống canh tác trên nền lúa (dự án Clues)”. Qua 4 năm thực hiện, dự án đã đạt được nhiều kết quả khả quan.