Huyện Như Thanh Đẩy Mạnh Sản Xuất Cây Trồng Vụ Chiêm Xuân

Vụ chiêm–xuân năm nay, huyện Như Thanh phấn đấu gieo trồng 7.555 ha, đạt sản lượng lương thực (có hạt) 19.979 tấn.
Để đạt kế hoạch đề ra, huyện chỉ đạo các xã chuẩn bị quỹ đất, ra quân nạo vét kênh mương, tu bổ các công trình thủy lợi, tạo nguồn nước tưới cho các loại cây trồng; các HTX thực hiện tốt các khâu dịch vụ về cung ứng giống, vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc các loại cây; hỗ trợ bao tiêu sản phẩm cho nông dân...
Về cây lúa, huyện Như Thanh lựa chọn bộ giống thích hợp cho từng vùng; trong đó mở rộng diện tích lúa có chất lượng. Riêng vùng thâm canh lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, sử dụng 100% giống lúa lai và giống lúa thuần, nhất là các giống có thời gian sinh trưởng ngắn. Chỉ đạo nông dân cấy tập trung 1 - 2 giống trên một xứ đồng. Mỗi xã chỉ bố trí không quá 3 loại giống để thuận lợi cho việc chăm sóc, thu hoạch cùng thời điểm để làm đất trồng các loại cây vụ tiếp theo.
Về cây màu, huyện chỉ đạo các xã đa dạng hóa các loại cây trồng bằng các loại cây phù hợp với từng vùng khí hậu, thổ nhưỡng. Chuyển diện tích sản xuất 1 vụ lúa không ăn chắc, kém hiệu quả sang trồng mía và các cây trồng có giá trị kinh tế cao. Đồng thời chuyển diện tích trồng mía ở độ dốc cao, năng suất thấp sang trồng cây có hiệu quả kinh tế cao hơn.
Để các loại cây trồng phát triển tốt, huyện Như Xuân đang tập trung chỉ đạo các địa phương căn cứ vào diễn biến thời tiết, hướng dẫn người dân chống rét, giữ nước, làm cỏ, bón thúc, kiểm tra các loại sâu bệnh để xử lý kịp thời.
Ông Lâm Ngọc Sâm, bí thư chi bộ thôn Kim Sơn, xã Hải Vân, cho biết: Thực hiện chỉ đạo của xã, hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, các hộ trong thôn tập trung gieo cấy lúa lai, bón phân viên dúi sâu trên diện tích đất có độ phì cao và chủ động nguồn nước tưới (7 ha), phấn đấu đạt năng suất 6 tấn/ha. Chuyển gần 0,5 ha cấy lúa không hiệu quả sang trồng bí xanh, nâng diện tích bí xanh vụ này lên 4 ha, chăm sóc đúng kỹ thuật để đạt giá trị khoảng 170 triệu đồng/ha. Cùng với đó là trồng ngô, mía tím; cải tạo vườn tạp để trồng các loại rau màu, phát triển chăn nuôi... Đến nay trong thôn chỉ còn 3 hộ nghèo, các hộ khá, giàu ngày một tăng cao.
Có thể bạn quan tâm

Sản lượng tôm nuôi của tỉnh tăng mạnh là do năm nay tình hình thời tiết tương đối ổn định, dịch bệnh được kiểm soát, giá thương phẩm cả tôm sú và tôm thẻ chân trắng luôn ở mức cao nên người dân mạnh dạn đầu tư thả nuôi.

Từ đây, su su được chuyển bằng ô tô đông lạnh lên Lào Cai, xuất qua Trung Quốc. Một ngày, gia đình ông Bảo xuất từ 5 – 6 tấn su su rau qua bên kia cửa khẩu. Tại thị trường trong nước, mỗi ngày, ông Bảo chuyển từ 1,5 – 2 tấn su su cho các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng.

Ngày 10/12 vừa qua, tại hội thảo “Tăng năng suất sản xuất nông nghiệp: Sử dụng phân bón và hóa chất”, do Bộ Công thương, Bộ NN-PTNT và UBND TP Cần Thơ phối hợp tổ chức, đa số nông dân kiến nghị các cơ quan chức năng quản lý tăng cường các biện pháp kiểm tra nạn mua bán phân bón giả, kém chất lượng tràn lan. Trong khi chi phí phân bón chiếm 30-50% giá thành nông phẩm nông dân làm ra.

So với cùng kỳ năm ngoái, XK nhân điều trong 11 tháng qua đã tăng 18,2% về lượng và 22,6% về giá trị. Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất của nhân điều Việt Nam. Trong 11 tháng đầu năm nay, Mỹ chiếm 32,79% giá trị điều XK của Việt Nam, tiếp đó là Trung Quốc 15,02%, Hà Lan 11,17%...

Sinh ra và lớn lên ở nông thôn, họ luôn có khát khao cháy bỏng. Một trong những mong ước đó là muốn làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương và dạy dỗ con cái trưởng thành. Chúng tôi đã gặp những con người như thế!