Huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) có sản lượng khai thác và nuôi trồng đạt 11.650 tấn thủy sản

Đến nay, toàn huyện có 1.250 tàu cá, trong đó có 125 tàu công suất lớn từ 90CV trở lên chuyên khai thác khơi xa và vùng lãnh, hải giáp ranh Việt Nam - Trung Quốc với những chuyến bám biển dài ngày, hiệu quả kinh tế khá cao. Toàn huyện có 9 tàu cá được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt đủ điều kiện vay vốn chính sách tín dụng vay vốn đóng mới tàu cá theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ.
Đối với nuôi trồng thủy sản, với tổng diện tích 2.132 ha, trong đó có hơn 1.300 ha nuôi nước lợ, còn lại là nước ngọt và nước mặn. UBND huyện tập trung chỉ đạo các xã vùng triều nuôi đa con, đa canh và đa thời vụ, trong đó tôm sú, cua là đối tượng chính, tôm rảo, cá các loại, rau câu... là đối tượng thu thường xuyên. Hiện nay các chủ đồng vùng triều huyện Hoằng Hóa đang tập trung thu hoạch sản phẩm tôm, cua, cá... vụ xuân - hè. Huyện phấn đấu năm 2015 đạt tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản 18.000 tấn trở lên.
Có thể bạn quan tâm

Được biết, huyện Cai Lậy có 14.200 ha cây ăn trái, trong đó có 10.300 ha vườn chuyên canh. Sầu riêng là cây ăn trái chiếm diện tích lớn của huyện, tập trung tại các xã: Ngũ Hiệp, Tam Bình, Long Trung, Long Tiên, Mỹ Long… Theo tổng hợp từ Văn phòng Huyện ủy Cai Lậy, sầu riêng xử lý cho trái nghịch mùa mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, trên 500 triệu đồng/ha.

Hội nghị toàn cầu lần thứ 3 về thú y, thủy sản diễn ra sáng nay (20/1) tại Thành phố Hồ Chí Minh do Tổ chức Thú y thế giới (OIE) phối hợp với Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tổ chức. 200 đại biểu của 87 nước thành viên thuộc Tổ chức Thú y thế giới đã tham dự phiên khai mạc hội nghị.

Vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Lăng Cô có nhiều tiềm năng lớn trong việc nuôi tôm chân trắng. Sau thời gian dài nghiên cứu, thử nghiệm, mới đây UBND tỉnh đã ban hành Quyết định về việc cho phép nuôi tôm chân trắng ở khu vực này. Đây là cơ hội thúc đẩy phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh.

Mô hình nuôi cá lồng trên sông là phương thức chăn nuôi mới, cho giá trị và hiệu quả kinh tế cao được xã Vũ Ðoài (Vũ Thư - Thái Bình) chú trọng phát triển từ năm 2012. Vũ Ðoài có sông Hồng chảy qua, với đặc tính nước ngọt, lợ rất phù hợp và thuận lợi cho việc nuôi cá lồng, chủ yếu là giống cá diêu hồng, cá lăng và cá chép V1.

Ông Đặng Ngọc Giao, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, cho biết: “Việc đánh bắt thủy sản bằng xung điện là một cách khai thác phản khoa học, phá hủy sinh cảnh lâu dài, gây ô nhiễm môi trường sống của các loài thủy sản. Hệ quả của việc đánh bắt đó là phải mất nhiều năm mới phục hồi lại được môi trường thủy sinh”.