Huyện Đầu Nguồn An Phú Với Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Cá Heo Nước Ngọt

Hiện nay ở An Giang, phong trào nuôi cá heo nước ngọt trong bè, nhiều nhất là ở đầu nguồn huyện An Phú nơi tiếp giáp với biên giới Campuchia. Năm 2010 tại đây chỉ có khoảng 10 hộ nuôi cá heo trong bè, nay đã có hơn 50 hộ và nhiều hộ nơi đây đã trở nên khá, giàu với việc nuôi loại cá này.
Anh Ngô Văn Quý ở xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú là một trong những người đầu tiên nuôi thành công loài cá heo nước ngọt. Anh cho biết, năm nay anh đầu tư nuôi 10 bè cá heo nước ngọt với trên 200kg cá gống (nguồn cá giống mua từ bà con ngư dân cào bắt tại địa phương có giá từ 50 đến 60 ngàn đồng/kg), sau 8 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng 30 đến 35 con/kg và giá bán dao động từ 300 đến 350 ngàn đồng/ kg, anh thu lời từ 500 đến 600 triệu đồng mỗi năm.
Cá heo dễ nuôi, tỷ lệ hao hụt không đáng kể, nhưng muốn đạt năng suất cao, người nuôi phải nắm vững kỹ thuật. Trước hết là lồng bè phải đặt nơi có dòng chảy mạnh, nước sạch và thường xuyên làm vệ sinh, lồng bè nuôi cá heo phải được bao bằng 2 lớp lưới để đảm bảo chống thất thức ăn chính của cá heo là cám trộn với cá sống (cá biển hoặc cá sông) xay nhuyễn.
Hiện trong nhiều nhà hàng, quán ăn cá heo trở thành món ăn đặc sản, tuy giá thành cao nhưng vẫn được nhiều người chọn lựa. Vì vậy, theo bà con đầu ra của loại cá này không sợ cảnh mất giá hay “đụng hàng, dội chợ”.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, một số hộ dân ở xã Liên Minh (Vụ Bản - Nam Định) đã mạnh dạn đưa một số con nuôi vào sản xuất như nuôi dế giống, dế thương phẩm, nuôi hươu lấy nhung và lợn rừng cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn… mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhận thấy lợi ích kinh tế từ việc trồng xen canh cây màu với rừng trồng 1 - 2 năm tuổi nên trong những năm qua, nhiều hộ gia đình tại Ngân Sơn (Bắc Kạn) đã mở rộng hình thức canh tác này. Trong đó lớn nhất là tại các xã phía nam của huyện như: Lãng Ngâm, Trung Hoà, thị trấn Nà Phặc, Hương Nê…

Đây là những quả trứng của những gà mái được nuôi chăn thả tự do trên đồng cỏ, ăn thức ăn hạt sản xuất tại địa phương và sử dụng năng lượng của mặt trời và gió thay cho năng lượng hoá thạch trong toàn bộ hoạt động sản xuất và kinh doanh của trại nuôi gà.

Trước bối cảnh cả 3 dịch bệnh nguy hiểm: LMLM, cúm gia cầm và tai xanh đồng loạt xuất hiện, việc TP HCM xây dựng thành công nhiều vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh gia súc, gia cầm làm “bức tường lửa” đang trở thành mô hình điểm cho các địa phương khác học làm theo.

Theo thống kê sơ bộ, từ đầu năm đến nay, gần 50 trại sản xuất tôm giống ở Cà Mau đã ngừng hoạt động, hàng trăm trại khác hoạt động cầm chừng, nhiều trại bị thua lỗ nặng.