Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Huyện Đầm Hà (Quảng Ninh) tập trung cho thế mạnh nuôi trồng thuỷ sản

Huyện Đầm Hà (Quảng Ninh) tập trung cho thế mạnh nuôi trồng thuỷ sản
Ngày đăng: 30/06/2015

Theo thống kê của Phòng NN&PTNT huyện Đầm Hà, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2010 - 2014 về diện tích NTTS của huyện đạt 1%/năm và sản lượng là 8,03%/năm. 6 tháng đầu năm 2015, tổng diện tích NTTS toàn huyện đạt 630ha, tăng 60,63% so với cùng kỳ năm 2014; sản lượng nuôi trồng ước đạt gần 1.200 tấn, tăng 34,2% so với cùng kỳ. Phát triển NTTS của địa phương đã góp phần giải quyết tạo việc làm thường xuyên cho trên 1.400 lao động và một phần lao động nhàn rỗi ở nông thôn.

Qua đó góp phần xoá đói giảm nghèo và nâng cao thu nhập cho người dân, đặc biệt là khu vực ven biển. Hiện huyện Đầm Hà đang tiếp tục phát triển nhân rộng nhiều mô hình NTTS hiệu quả kinh tế cao. Có thể kể đến như mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng tập trung ở các xã Tân Bình, Đại Bình, Tân Lập, Đầm Hà đạt năng suất từ 6 - 8 tấn/vụ, lãi bình quân 400 triệu đồng/ha. Đối với mô hình nuôi cá nước ngọt, các hộ nuôi đã đưa một số giống mới có năng suất, giá trị cao vào nuôi thả tập trung như cá rô phi đơn tính, cá rô đầu vuông... với năng suất đạt từ 8 - 10 tấn/ha tập trung phát triển ở các xã Tân Bình, Đầm Hà...

Ngoài ra còn có các mô hình nuôi nhuyễn thể (ngao, nghêu) ở khu vực bãi triều năng suất đạt từ 6 - 8 tấn/ha; mô hình nuôi cá lồng bè với các đối tượng nuôi chủ lực là cá song, cá vược, cá hồng, cá giò cho năng suất 300kg/ô lồng...

Ông Nguyễn Văn Thuỷ, Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Đầm Hà cho biết: “Nhìn chung NTTS của Đầm Hà những năm qua đã phát triển theo định hướng chung gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và chủ động thích ứng, hạn chế tối đa thiệt hại do tác động của biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, để tập trung phát triển thế mạnh về NTTS, những năm qua, huyện Đầm Hà đã triển khai nhiều quy hoạch liên quan và đầu tư hàng chục tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng các vùng nuôi tập trung quy mô lớn.

Hiện Đầm Hà đã hình thành vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tập trung tại các xã Đại Bình, Tân Bình, Đầm Hà, Tân Lập với diện tích trên 300ha; vùng nuôi nhuyễn thể tại xã Đại Bình, Tân Bình, Đầm Hà, Tân Lập diện tích khoảng 500ha. Huyện cũng đã xây dựng xong Đề án phát triển kinh tế thuỷ sản huyện Đầm Hà đến năm 2020 và tích cực thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp”.

Theo đó, trước mắt, trong năm 2015, huyện Đầm Hà sẽ triển khai thu hút đầu tư dự án nuôi tôm thương phẩm siêu thâm canh công nghệ cao trong nhà kính tại thôn Sơn Hải (Đầm Hà) quy mô 300ha; thực hiện quy hoạch chi tiết và đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nuôi tôm công nghiệp tập trung tại xã Tân Bình và Tân Lập, quy mô 60ha; thu hút các nhà đầu tư xây dựng vùng NTTS tập trung trên biển tại Thoi Dây xã Tân Lập, quy mô 70ha.

Bên cạnh đó, phối hợp hoàn thiện Trung tâm Sản xuất giống công nghệ cao và nuôi thực nghiệm giống hải sản Quảng Ninh để sớm đưa hoạt động sản xuất giống tại cơ sở này cung cấp giống thuỷ sản cho các vùng nuôi trong và ngoài huyện. Huyện cũng xúc tiến thành lập mạng lưới cộng tác viên bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Đồng thời đầu tư hoàn thiện các dự án: Nâng cấp công trình cấp điện khu nuôi tôm công nghiệp xã Tân Bình; đầu tư công trình cấp điện khu NTTS tập trung Yên Hàn - Đầm Buôn (Đầm Hà), công trình cấp điện khu NTTS tập trung thôn Phúc Tiến (Tân Lập). Cùng với đó là triển khai xây dựng các chợ đầu mối tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản sau thu hoạch tại thôn Phúc Tiến, xã Tân Lập.


Có thể bạn quan tâm

Hoàn Thiện Qui Trình Sinh Sản Nhân Tạo Cá Hô Hoàn Thiện Qui Trình Sinh Sản Nhân Tạo Cá Hô

Cá hô (Catlocarpio siamensis) là loài cá có kích thước lớn nhất trong họ Cá chép (Cyprinidae). Cá hô thường sinh sống ở những hố lớn cạnh bờ những dòng sông lớn, nhưng chúng cũng có thể bơi vào những kênh, rạch, sông nhỏ để kiếm thức ăn trong một số thời điểm. Loài cá này đang bên bờ tuyệt chủng vì bị đánh bắt.

25/07/2013
Ông Nguyễn Bé Năm Thành Công Với Mô Hình Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến Ở Cà Mau Ông Nguyễn Bé Năm Thành Công Với Mô Hình Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến Ở Cà Mau

“Mặc dù nuôi mật độ 6-7 con/m2 nhưng chúng ta không nên chủ quan xem nhẹ việc quản lý môi trường ao nuôi, nếu không khéo để đáy ao ô nhiễm thì sẽ gây bất lợi cho tôm, dẫn đến vụ nuôi không thành công”, ông Nguyễn Bé Năm, ấp Phú Thạnh, xã Phú Hưng, huyện Cái Nước (Cà Mau), đúc kết kinh nghiệm sau 3 vụ nuôi tôm quảng canh cải tiến (QCCT).

27/05/2013
Tăng Lượng Oxy Cho Cá Nuôi Tăng Lượng Oxy Cho Cá Nuôi

Những loại ao sâu nước, kín gió, nhiều bèo (bèo tây, bèo tấm, bèo hoa dâu, bèo Nhật), ao tù, ao nhiều mùn bã hữu cơ ít được thay nước, mật độ thả cá dày thường là ao bị thiếu oxy. Kinh nghiệm kiểm tra sự thiếu hụt oxy trong môi trường nước nuôi cá: Sáng sớm đi thăm cá, thấy cá nổi đầu nhẹ tức là nghe tiếng vỗ tay, chúng lặn đi được là tốt; ngược lại khi nghe tiếng vỗ tay chúng vẫn nổi đầu đến 9-10 giờ sáng là ao thiếu oxy. Để tăng lượng oxy cho ao cần chú ý một số các yếu tố sau:

16/07/2012
Trăm Cái Khó Đổ Lên Vai Người Nuôi Tôm Sú Trăm Cái Khó Đổ Lên Vai Người Nuôi Tôm Sú

Theo tính toán của các nhà chuyên môn, chi phí thức ăn cho nuôi tôm thường chiếm trên 65-75% giá thành sản phẩm. Nhưng hiện tại, giá thức ăn cho tôm sú đến tay người nuôi giá cao ngất: từ 80.000-120.000 đồng/bao (25kg) tuỳ loại, đó là thanh toán tiền mặt, còn nợ đến thu hoạch giá còn tính cao hơn nhiều.

16/07/2012
Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Đại Trà, Ngành Chức Năng Khó Kiểm Soát Ở Cà Mau Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Đại Trà, Ngành Chức Năng Khó Kiểm Soát Ở Cà Mau

Từ khi mới bắt đầu nuôi tôm, các chuyên gia ngành thuỷ sản khuyến cáo, quy hoạch nuôi tôm thẻ chân trắng phải nuôi riêng biệt với tôm sú, xây dựng hệ thống thuỷ lợi, nguồn nước khép kín, tuyệt đối không để lẫn lộn giữa nguồn nước nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng.

27/05/2013