Ông Nguyễn Bé Năm Thành Công Với Mô Hình Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến Ở Cà Mau

“Mặc dù nuôi mật độ 6-7 con/m2 nhưng chúng ta không nên chủ quan xem nhẹ việc quản lý môi trường ao nuôi, nếu không khéo để đáy ao ô nhiễm thì sẽ gây bất lợi cho tôm, dẫn đến vụ nuôi không thành công”, ông Nguyễn Bé Năm, ấp Phú Thạnh, xã Phú Hưng, huyện Cái Nước (Cà Mau), đúc kết kinh nghiệm sau 3 vụ nuôi tôm quảng canh cải tiến (QCCT).
Từ 1,2 ha nuôi tôm quảng canh truyền thống, mỗi năm ông thu nhập trên dưới 40 triệu đồng, trừ chi phí con giống thì số tiền còn lại chỉ đủ chi tiêu qua ngày. Từ đó, chuyện nâng cao thu nhập để cải thiện kinh tế gia đình là điều trăn trở đối với ông.
Từ việc tiếp thu kinh nghiệm nuôi tôm quảng canh cải tiến năng suất cao qua báo, đài, các lớp tập huấn kỹ thuật của cán bộ khuyến ngư tỉnh, huyện, ông Năm mạnh dạn đào ao với diện tích 1.500 m2 thực hiện mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến.
Vụ nuôi đầu ông đã thành công. Với việc thả nuôi 12.000 con post sú, mật độ 8 con/m2, sau hơn 4 tháng nuôi, ông thu được trên 400 kg, lãi hơn 30 triệu đồng.
Kết quả này đã khích lệ, động viên ông tiếp tục trải nghiệm trên mô hình nuôi mới mang lại hiệu quả cao. Do kinh nghiệm nuôi chưa cao nên ông thất bại trong vụ nuôi thứ hai và tích lũy thêm kinh nghiệm cho những vụ nuôi tiếp.
Giờ đây, việc sử dụng các loại thuốc, hoá chất ông đã thuộc lòng, và cân nhắc thật kỹ trước khi dùng. Bởi nếu lạm dụng, hiệu quả không bao nhiêu nhưng tốn nhiều chi phí. Trong nuôi tôm, việc quản lý tốt môi trường ao nuôi như thức ăn, các yếu tố pH, độ kềm, độ mặn... được ông đặt lên hàng đầu. Hiện nay, ông đang nuôi vụ thứ ba, tôm được 3,5 tháng tuổi, trung bình 50 con/kg. Dự kiến sau 5 tháng nuôi, ông thu không dưới 50 triệu đồng.
Từ những thành công của ông Nguyễn Bé Năm đã cổ vũ tinh thần nông dân trong ấp rất lớn. Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp Phú Thạnh Trần Việt Thắng cho biết: “Đến nay trong ấp có 11 hộ thực hiện mô hình này mang lại thu nhập cao cho gia đình. Đây là mô hình hiệu quả đầu tiên của ấp, cũng là mô hình chủ lực trên mặt trận xoá nghèo của địa phương trong thời gian tới".
Có thể bạn quan tâm

Gần 40 năm gắn bó, phát triển giống nhãn trái mùa, nông dân Triệu Tiến Ích đã phát triển được giống nhãn của riêng mình, mang lại thu nhập cao cho người dân địa phương. Ông đã vinh dự trở thành 1 trong 10 Công dân ưu tú Thủ đô năm 2015.

“Phải đưa nghị định quản lý thức ăn chăn nuôi thành pháp lệnh hoặc luật quản lý thức ăn chăn nuôi như nhiều nước, mới đủ sức mạnh xử lý vi phạm.

Khai thác hải sản tại xã Bình Minh (Thăng Bình) đã có những chuyển biến vượt bậc nhờ ngư dân biết cách tiếp cận các cơ chế hỗ trợ của Nhà nước để đóng tàu lớn vươn khơi và áp dụng đa dạng ngành nghề sản xuất.

Tại buổi làm việc bàn các giải pháp thúc đẩy nuôi thủy sản ở vùng đông được UBND tỉnh tổ chức ngày 27.10, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh chỉ đạo ngành thủy sản và các địa phương cơ cấu lại đối tượng nuôi mới trên các diện tích nuôi tôm thiếu hiệu quả ở vùng triều ven sông.

Trong khi những cây dược liệu quý ngày càng cạn kiệt vì bị khai thác tràn lan thì cây quế Trà My đang dần lấy lại thương hiệu và có nhiều tín hiệu lạc quan trong bảo tồn và phát triển.