Huyện Chợ Gạo Trồng 1.450 Ha Ca Cao

Hiện nay, huyện Chợ Gạo đã trồng được trên 1.450 ha ca cao, trong đó diện tích đang cho trái đạt 1.270 ha. Mỗi năm, địa phương đạt sản lượng ca cao thu hoạch được khoảng 2.440 tấn, với giá bán dao động từ 3.500 - 4.200 đồng/kg đối với trái tươi và 38.000 - 42.000 đồng/kg đối với hạt khô.
Huyện Chợ Gạo là nơi đi đầu tỉnh Tiền Giang trong việc đưa ca cao trồng xen trong vườn dừa, nhằm tạo ra mô hình canh tác phù hợp, hiệu quả, giúp bà con tăng lợi nhuận trên đơn vị diện tích đất nông nghiệp.
Để đạt mục tiêu, huyện tranh thủ sự hỗ trợ của các cấp, các ngành chuyển giao kỹ thuật thâm canh cho nông dân, khuyến khích đầu tư mở rộng diện tích sản xuất, hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã và cơ sở thu mua, tiêu thụ nông sản hàng hóa cho bà con.
Huyện có diện tích vườn dừa trên 5.000 ha, có tiềm năng lớn về mở rộng mô hình trồng ca cao xen canh trong vườn dừa.
Có thể bạn quan tâm

Viện nghiên cứu nông nghiệp Chile (INIA) cho biết đang hỗ trợ Việt Nam trồng cây diêm mạch, loại lương thực được mệnh danh là "hạt vàng" bởi giá trị dinh dưỡng cao.

Các cơ quan chức năng đang tăng cường kiểm soát gia cầm không rõ nguồn gốc ở khu vực biên giới phía Bắc khi dịch cúm H7N9 vẫn diễn biến phức tạp ở Trung Quốc. Còn tại ĐBSCL, các địa phương đang lo lắng khi Đồng Tháp ghi nhận một bé trai 4 tuổi tử vong do cúm A (H5N1). Ngành thú y lo lắng, người dân lơ là, gia cầm sống vẫn bày bán tràn lan. Chuyện kiểm soát gia cầm vẫn gian nan.

Vào thăm vườn ươm chè cành giống mới của gia đình ông Ma Nông Hội và bà Hoàng Thị Mưu, tổ 14 phường Thịnh Đán thành phố Thái Nguyên, mới thấy được sự nỗ lực cố gắng cũng như công sức bỏ ra của gia đình. Một vườn ươm chè cành giống mới quy mô 70 vạn hom gồm các giống LDP1, TRI777 cùng các giống chè nhập nội đạt tiêu chuẩn chất lượng của ngành.

Mặc dù đã gần cuối tháng 4, vụ tôm 2013 đã qua một nửa thời gian nhưng nhiều người dân ở ĐBSCL và miền Trung vẫn không dám thả nuôi do thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp và tôm vẫn tiếp tục chết.

Nhờ thời tiết thuận lợi cho việc thả tôm nuôi, từ đầu năm đến nay, nông dân huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) thả nuôi được 127 ha tôm, chủ yếu là tôm thẻ chân trắng, tăng 50 ha so với cùng kỳ tập trung ở xã Phước Dinh.