Huyện Chợ Gạo Trồng 1.450 Ha Ca Cao

Hiện nay, huyện Chợ Gạo đã trồng được trên 1.450 ha ca cao, trong đó diện tích đang cho trái đạt 1.270 ha. Mỗi năm, địa phương đạt sản lượng ca cao thu hoạch được khoảng 2.440 tấn, với giá bán dao động từ 3.500 - 4.200 đồng/kg đối với trái tươi và 38.000 - 42.000 đồng/kg đối với hạt khô.
Huyện Chợ Gạo là nơi đi đầu tỉnh Tiền Giang trong việc đưa ca cao trồng xen trong vườn dừa, nhằm tạo ra mô hình canh tác phù hợp, hiệu quả, giúp bà con tăng lợi nhuận trên đơn vị diện tích đất nông nghiệp.
Để đạt mục tiêu, huyện tranh thủ sự hỗ trợ của các cấp, các ngành chuyển giao kỹ thuật thâm canh cho nông dân, khuyến khích đầu tư mở rộng diện tích sản xuất, hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã và cơ sở thu mua, tiêu thụ nông sản hàng hóa cho bà con.
Huyện có diện tích vườn dừa trên 5.000 ha, có tiềm năng lớn về mở rộng mô hình trồng ca cao xen canh trong vườn dừa.
Có thể bạn quan tâm

Ngoài sầu riêng thì mía tím cũng là một trong những cây trồng chủ lực của huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa).

Sáng 3.7, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bình Định phối hợp Trạm Khuyến nông Hoài Ân tổng kết Mô hình trồng bắp lai thâm canh trên đất lúa chuyển đổi. Mô hình được triển khai thực hiện tại thôn An Chiểu, xã Ân Phong với quy mô 3 ha, sử dụng giống SSC586, có 32 hộ nông dân tham gia.

Chuyển từ hình thức trồng dưa hấu lấy trái truyền thống, thời gian gần đây, nông dân huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) thực hiện trồng dưa hấu lấy nụ cho lợi nhuận từ 50 - 100 triệu đồng/ha.

Nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh đặc thù miền núi, UBND huyện Sơn Động (Bắc Giang) đã phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai mô hình trồng nấm. Sau gần ba năm thực hiện, từ hiệu quả kinh tế cao, nghề trồng nấm đã mở ra hướng đi mới cho nhiều hộ dân trên địa bàn.

Đầu năm 2015, gia đình chị Đỗ Thị Diễm Vân ở thôn Phước Thiện 3 (xã Phước Sơn, Ninh Phước, Ninh Thuận) đầu tư 300 triệu đồng mua máy liên hợp thu hoạch bắp phục vụ sản xuất.