Huyện Cái Nước (Cà Mau) Có Hơn 680 Ha Tôm Nuôi Công Nghiệp Trái Vụ

Hiện nay đang bước vào mùa mưa, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển; thế nhưng huyện Cái Nước (Cà Mau) lại có hơn 680 ha tôm công nghiệp được bà con nông dân thả nuôi theo hình thức trái vụ.
Bà con nông dân cho biết: Tuy nuôi tôm trái vụ luôn tiềm ẩn rủi ro, do các yếu tố môi trường thường xuyên biến động, làm cho tôm nuôi chậm lớn dẫn đến chi phí tăng cao; nhưng bù lại tôm bán được với giá cao, tranh thủ nuôi được nhiều vụ trong năm, nên hiện nay mô hình nuôi tôm công nghiệp trái vụ đang được bà con nông dân nghiên cứu áp dụng.
Còn theo ngành chuyên môn: Nuôi tôm trái vụ không khó nhưng đòi hỏi người nuôi phải có kinh nghiệm, để quản lý tốt các yếu tố môi trường nước trong ao đầm nuôi tôm, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, sẽ hạn chế được rũi ro do yếu tố thời tiết bất lợi.
Có thể bạn quan tâm

Gần đây có nông dân đột phá với mô hình trồng ổi xốp Đài Loan cho năng suất và lợi nhuận cao, đó là anh Cao Trung Kiên (người bên trái) - ấp Giồng Giữa B, xã Vĩnh Trạch Đông, TP. Bạc Liêu.

Diện tích chè này được áp dụng công nghệ chăm sóc, kiểm soát chất lượng theo tiêu chuẩn GAP, tạo vùng nguyên liệu chè an toàn (khoảng 1.600 - 2.000 tấn chè nguyên liệu/năm, tương đương 400 - 500 tấn chè thành phẩm/năm) đáp ứng nhu cầu khách hàng tại Mỹ và châu Âu.

Hiện đã thu hoạch được gần 6.000 ha, diện tích thiệt hại trên tôm nuôi là dưới 30%. Có thể thấy năm nay vùng nuôi tôm nước lợ ở Sóc Trăng đã có dấu hiệu hồi phục nhờ áp dụng tốt các biện pháp đối phó với thời tiết và có biện pháp nuôi an toàn. Điều đáng lo ngại hiện nay là người nuôi tôm vẫn có xu thế thả giống tiếp tục, bởi giá tôm ở mức khá hấp dẫn.

Theo Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch (Bộ NN-PTNT), ngành cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch nói chung mới đóng góp khoảng 12% - 15% trong chuỗi giá trị gia tăng sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn.

Hiện tượng đỏ hạt lúa lần đầu tiên xuất hiện, cộng với rầy nâu bùng phát trên diện rộng khiến ngành nông nghiệp và nông dân thực sự lúng túng trong phòng trừ.