Huyện Cai Lậy (Tiền Giang) Đa Dạng Hóa Các Mô Hình Nuôi Thủy Sản Nước Ngọt

Hiện nay, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) đang phát triển mạnh nghề nuôi thủy sản nước ngọt, nhằm tăng thêm thu nhập cho nông hộ, phù hợp chủ trương tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, khắc phục tình trạng độc canh.
Cùng với chuyển giao kỹ thuật, nhân rộng những mô hình nuôi thủy sản hiệu quả, phù hợp với điều kiện đất đai, lao động và trình độ nông dân, huyện chú trọng khai thác hợp lý tiềm năng mặt nước, đa dạng hóa các mô hình nuôi và hình thức nuôi, tạo nguồn nông sản tiêu dùng và chế biến xuất khẩu.
Ngoài nuôi trong nội đồng, trong hệ thống ao mương vườn, mô hình sản xuất và ương dưỡng cá giống tiếp tục được nhân rộng, hình thành những vùng sản xuất cá tra giống ở ven Đồng Tháp Mười trong khi việc nuôi cá lồng bè trên sông Tiền cũng phát triển mạnh.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, tổng diện tích mặt nước đưa vào nuôi thủy sản của địa phương đạt 844 ha, trong đó có 74 ha nuôi cá tra xuất khẩu. Ngoài ra, còn có 325 bè nuôi cá điêu hồng ở các xã Tân Phong, Ngũ Hiệp, tăng hơn 80 bè cá so với năm trước. Sản lượng thủy sản nuôi trồng của huyện hàng năm đạt gần 29.000 tấn.
Nguồn bài viết: http://www.tiengiang.gov.vn/vPortal/4/625/1199/73541/Kinh-te/Huyen-Cai-Lay-da-dang-hoa-cac-mo-hinh-nuoi-thuy-san-nuoc-ngot.aspx
Có thể bạn quan tâm

Theo Sở NN-PTNT, trong tháng 5-2014, tại địa bàn 2 xã Suối Nghệ và Láng Lớn (huyện Châu Đức - Bà Rịa - Vũng Tàu) đã có một số bò có triệu chứng của bệnh lở mồm long móng (LMLM). Hiện dịch bệnh đã được khống chế, tuy nhiên nguy cơ xảy ra dịch LMLM cho gia súc trong mùa mưa vẫn còn lớn.

Câu nói đùa của một bác nông dân tại hội nghị tổng kết dự án LIFSAP ở Hải Dương khiến hội trường được phen cười nghiêng ngả.

Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp của Bắc Kạn có nhiều chuyển biến tích cực. Ngoài các loại cây trồng truyền thống, tỉnh ta có nhiều chính sách khuyến khích nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhiều loại cây trồng mới có tính hàng hoá, nâng cao giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích đất canh tác.

Hành là cây trồng chính ở xã Cát Hải (huyện Phù Cát - Bình Định), được cơ cấu sản xuất 3 vụ/năm, gồm vụ Đông Xuân, vụ Hè và vụ Thu Đông, tổng diện tích hàng trăm hec ta. Ở vụ Hè này, toàn xã xuống giống hơn 81 ha hành, thu hoạch bán được giá cao, người trồng hành rất phấn khởi.

Không chỉ được bán ở những nhà hàng, quán ăn đặc sản vùng miền, rau rừng còn được bán kèm với bánh xèo, thịt bò và bắt đầu chen chân vào siêu thị.