Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bắc Kạn Trồng Ớt Xuất Khẩu

Bắc Kạn Trồng Ớt Xuất Khẩu
Ngày đăng: 16/06/2014

Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp của Bắc Kạn có nhiều chuyển biến tích cực. Ngoài các loại cây trồng truyền thống, tỉnh ta có nhiều chính sách khuyến khích nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhiều loại cây trồng mới có tính hàng hoá, nâng cao giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích đất canh tác.

Vụ Đông Xuân 2013 – 2014, được sự hỗ trợ của Dự án 3PAD, Công ty cổ phần Stevia Ventures triển khai mô hình Trồng ớt Mỹ Nhân Vương xuất khẩu trên địa bàn 2 huyện Ba Bể và Na Rì theo mô hình liên kết bốn nhà: nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông với tổng diện tích trên 50ha.

Giống ớt Mỹ Nhân Vương là giống ớt mới của Đài Loan có năng suất và chất lượng cao đang được thị trường thế giới ưa chuộng. Thời gian trồng kéo dài khoảng 6 tháng/vụ, năng suất dự kiến đạt từ 25- 30 tấn/ha. Ký hợp đồng liên kết sản xuất ớt Mỹ Nhân Vương người dân được Công ty cổ phần Stevia Venture hỗ trợ toàn bộ cây giống, phân bón, nilon che phủ, thuốc bảo vệ thực vật, ngoài ra Công ty còn trực tiếp tập huấn kỹ thuật trồng chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trong suốt vụ. Sản phẩm được Công ty thu mua toàn bộ với giá 5.000 đ/kg.

Anh Hoàng Văn Thuỷ, thôn Nà Ngộm, xã Chu Hương, Ba Bể cho biết: Trước đây gia đình anh chỉ canh tác các loại cây trồng truyền thống như lúa, ngô, đỗ, lạc quy mô nhỏ lẻ nên hiệu quả kinh tế không cao. Được sự hỗ trợ của dự án gia đình anh đã đăng ký trồng thử nghiệm 2000m2.

Theo anh Thuỷ kỹ thuật trồng, chăm sóc ớt có phức tạp và tốn nhiều công hơn so với những cây màu khác nhưng nhờ có cán bộ kỹ thuật của Công ty thường xuyên bám sát hiện trường hướng dẫn, chỉ đạo nên ớt của các hộ dân ở đây đều sinh trưởng tốt. Đến nay, ruộng ớt của gia đình anh đã cho thu những lứa quả đầu tiên.

Công ty trực tiếp ký hợp đồng cam kết bao tiêu sản phẩm với chính quyền địa phương và người nông dân, đồng thời dự án 3PAD hỗ trợ thành lập các nhóm sở thích nhằm gắn kết được các hộ nông dân với nhau, kết nối hiệu quả giữa người dân và doanh nghiệp.

Theo đó, khi đến thời điểm ớt chín Công ty thông báo ngày thu mua sản phẩm cho người dân, tổ chức thu mua theo kế hoạch, trong đó địa điểm thu mua được bố trí gần vùng sản xuất, thuận tiện cho xe ô tô vào thu mua và cho việc vận chuyển tập kết hàng hoá. Sau 15 ngày thu mua người dân được thanh toán đầy đủ. Theo đánh giá của cán bộ kỹ thuật với tình hình sinh trưởng của cây ớt Mỹ Nhân Vương trên địa bàn huyện Ba Bể năng suất toàn vụ đạt khoảng 20 – 25 tấn /ha.

Những kết quả bước đầu của dự án sản xuất ớt Mỹ Nhân Vương không chỉ góp phần đưa một loại cây trồng hàng hoá mới đến với tỉnh ta mà còn giúp nông dân làm quen với cách tổ chức sản xuất mới: “Sản xuất, tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng” đây là xu thế tất yếu của nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá.

Với sự hỗ tích cực của dự án 3PAD và Công ty cổ phần Stevia Ventures hy vọng rằng việc phát triển mở rộng vùng trồng ớt sẽ được duy trì và nhân rộng, qua đó làm thay đổi cách nghĩ, cách làm của người dân, nâng cao thu nhập trên một diện tích canh tác cho nông dân góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập.


Có thể bạn quan tâm

Xã Ea Ning (Cư Kuin - Đắk Lắk) Thêm Một Vụ Tiêu Được Mùa, Được Giá Xã Ea Ning (Cư Kuin - Đắk Lắk) Thêm Một Vụ Tiêu Được Mùa, Được Giá

Vụ thu hoạch tiêu năm nay, người nông dân xã Ea Ning, huyện Cư Kuin (Đắk Lắk) rất phấn khởi vì tiêu được mùa. Với giá 124.000/kg như hiện nay, nhiều hộ trồng tiêu có nguồn thu hàng tỷ đồng.

01/04/2014
Cây Hồ Tiêu Trên Vùng Đất Đắk Song (Đắk Nông) Cây Hồ Tiêu Trên Vùng Đất Đắk Song (Đắk Nông)

Qua nhiều năm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, huyện Đắk Song (Đắk Nông) đã định hình là vùng sản xuất hồ tiêu tập trung lớn nhất của tỉnh. Hiện tại, để cây hồ tiêu có “tên tuổi” trên thị trường trong nước và quốc tế, địa phương đang tích cực bắt tay vào việc xây dựng thương hiệu.

01/04/2014
Đậu Phụng Trên Đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) Đậu Phụng Trên Đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi)

Những năm gần đây, nhận thấy cây đậu phụng rất phù hợp trên chân đất cát, mang lại hiệu quả kinh tế cao, nên nông dân Lý Sơn (Quảng Ngãi) tăng cường đầu tư thâm canh, mở rộng diện tích sản xuất.

01/04/2014
Khánh Sơn (Khánh Hòa) Trồng Thí Điểm Thành Công Cây Mắc Ca Khánh Sơn (Khánh Hòa) Trồng Thí Điểm Thành Công Cây Mắc Ca

Thời gian qua, một số nông dân huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) đã trồng thí điểm thành công cây mắc ca, một loại cây trồng có giá trị kinh tế rất cao, xuất xứ từ nước Úc.

01/04/2014
Dùng Màng Phủ Trong Trồng Màu Dùng Màng Phủ Trong Trồng Màu

Từ gần 10 năm nay, gia đình anh Hoàng Văn Sinh ở thôn Đè E, xã Lê Lợi, Hoành Bồ (Quảng Ninh) được nhiều người biết đến như một điểm sáng đi đầu trong việc đưa các giống cây nông sản mới về trồng và phát triển trên địa bàn huyện.

01/04/2014