Huyện Cai Lậy (Tiền Giang) Đa Dạng Hóa Các Mô Hình Nuôi Thủy Sản Nước Ngọt

Hiện nay, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) đang phát triển mạnh nghề nuôi thủy sản nước ngọt, nhằm tăng thêm thu nhập cho nông hộ, phù hợp chủ trương tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, khắc phục tình trạng độc canh.
Cùng với chuyển giao kỹ thuật, nhân rộng những mô hình nuôi thủy sản hiệu quả, phù hợp với điều kiện đất đai, lao động và trình độ nông dân, huyện chú trọng khai thác hợp lý tiềm năng mặt nước, đa dạng hóa các mô hình nuôi và hình thức nuôi, tạo nguồn nông sản tiêu dùng và chế biến xuất khẩu.
Ngoài nuôi trong nội đồng, trong hệ thống ao mương vườn, mô hình sản xuất và ương dưỡng cá giống tiếp tục được nhân rộng, hình thành những vùng sản xuất cá tra giống ở ven Đồng Tháp Mười trong khi việc nuôi cá lồng bè trên sông Tiền cũng phát triển mạnh.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, tổng diện tích mặt nước đưa vào nuôi thủy sản của địa phương đạt 844 ha, trong đó có 74 ha nuôi cá tra xuất khẩu. Ngoài ra, còn có 325 bè nuôi cá điêu hồng ở các xã Tân Phong, Ngũ Hiệp, tăng hơn 80 bè cá so với năm trước. Sản lượng thủy sản nuôi trồng của huyện hàng năm đạt gần 29.000 tấn.
Nguồn bài viết: http://www.tiengiang.gov.vn/vPortal/4/625/1199/73541/Kinh-te/Huyen-Cai-Lay-da-dang-hoa-cac-mo-hinh-nuoi-thuy-san-nuoc-ngot.aspx
Có thể bạn quan tâm

Vùng đầu nguồn An Giang, là nơi nuôi cá chình trong lồng bè lớn nhất tỉnh, tập trung chủ yếu ở huyện An Phú và thị xã Tân Châu. Lợi thế của cá chình là sống khỏe, giá trị thương phẩm cao, ít bệnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đây là loại cá có thịt ngon, ngọt nên giá hiện nay trên thị trường đang ở mức khá cao.

Nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi thủy sản, tăng hiệu quả kinh tế và hạn chế dịch bệnh trên ao nuôi tôm kém hiệu quả, năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quảng Bình đã thực hiện mô hình Nuôi cá chim vây vàng tại hồ nuôi ở xã Hạ Trạch (Bố Trạch) và phường Quảng Thuận (thị trấn Ba Đồn). Sau hơn 4 tháng nuôi, mô hình đã đạt được hiệu quả bước đầu.

Thông qua huấn luyện kỹ thuật của Trạm Khuyến nông Tân Châu và hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông An Giang, nông dân các xã, phường ở Tân Châu ứng dụng thành công các mô hình chăn nuôi theo phương pháp an toàn sinh học, hạn chế được dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và môi trường trên địa bàn dân cư được cải thiện tốt hơn.

Người trồng ca cao ở Tây Nguyên đang phấn khởi vì giá bán liên tục tăng, trong khi vụ thu hoạch đang bắt đầu với chất lượng tăng và năng suất ổn định. Trong 1 tháng trở lại đây, giá ca cao hạt khô ở Tây Nguyên dao động từ 58.000 – 64.000 đồng/kg, cao hơn cùng kỳ năm ngoái khoảng 10.000 đồng/kg.

Quỳnh Lưu (Nghệ An) là huyện có truyền thống nuôi trồng thủy sản, dù các hộ đã trang bị đầy đủ kiến thức cần thiết nhưng vẫn lao tâm khổ tứ vì dịch bệnh.