Giá Bán Ca Cao Liên Tục Tăng

Giá ca cao hạt khô ở Tây Nguyên đang cao hơn cùng kỳ năm ngoái khoảng 10.000 đồng/kg.
Người trồng ca cao ở Tây Nguyên đang phấn khởi vì giá bán liên tục tăng, trong khi vụ thu hoạch đang bắt đầu với chất lượng tăng và năng suất ổn định. Trong 1 tháng trở lại đây, giá ca cao hạt khô ở Tây Nguyên dao động từ 58.000 – 64.000 đồng/kg, cao hơn cùng kỳ năm ngoái khoảng 10.000 đồng/kg.
Theo các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ca cao, nguyên nhân chủ yếu khiến ca cao tăng giá là sản lượng ca cao thế giới sụt giảm. Đây là điều rất có lợi cho nông dân ở Tây Nguyên, vì chất lượng ca cao ở đây đã tăng đáng kể, và sản lượng vẫn giữ được ổn định.
Công ty TNHH Cargill Việt Nam tại Đắk Lắk năm 2013 đã thu mua - xuất khẩu hơn 1.000 tấn ca cao hạt khô, chiếm 60% tổng sản lượng toàn tỉnh, bằng 20% toàn quốc.
“Ca cao ở Tây Nguyên có chất lượng tốt đồng thời cũng là nguồn cung cấp hạt ca cao ổn định nhất trên thế giới. Theo các chuyên dự báo, lượng cung đang thiếu hụt từ 60.000 – 120.000 tấn. Chính vì vậy, điều này sẽ đưa tới một mức giá khá ổn định cho người trồng ca cao. Hơn nữa, đối với những sản phẩm ca cao tham gia chương trình UTZ, người nông dân còn được cộng thêm từ 4.000 – 5.000 đồng/kg”, ông Nguyễn Bá Dũng, cán bộ công ty Cargill Việt Nam cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Trong sản xuất lúa gạo hiện nay, Đồng Tháp chọn hướng đi mới là áp dụng mô hình “cánh đồng liên kết”. Với lựa chọn này, địa phương mong muốn gắn kết chặt chẽ nông dân với doanh nghiệp xuất khẩu hơn là quan tâm đến quy mô sản xuất lớn hay nhỏ.

Tuy chỉ cách quốc lộ 20 vài cây số, nhưng đường vào vườn bưởi của ông Phạm Trí Việt ở ấp 94, xã Túc Trưng (huyện Định Quán, Đồng Nai) lại khá vất vả vì chỉ có con đường mòn đầy sỏi đá, lên dốc xuống đèo.

Khoảng 2.200 hộ nông dân nghèo tại tỉnh Trà Vinh sẽ được hỗ trợ để thoát nghèo thông qua dự án “Kinh doanh cùng người thu nhập thấp”.

Thời gian gần đây, nông dân ở huyện Sông Hinh (Phú Yên) phá bỏ cây cà phê, chuyển sang trồng sắn, tiêu, cao su. Điều đáng nói là khi giá nông sản xuống thấp, nông dân đã vội bỏ cây trồng này để chạy theo cây trồng khác chỉ vì lợi nhuận trước mắt chứ không quan tâm đến định hướng quy hoạch lâu dài của địa phương.

Bằng việc áp dụng kỹ thuật ghép chồi trên các thân cây điều già, người trồng điều ở Bình Phước đã rất thành công trong việc “trẻ hóa” vườn điều của mình, mà không cần phải chặt bỏ cây điều già cỗi để trồng lại.