Huyện An Dương (Hải Phòng) Phát Triển Gần 110 Trang Trại Chăn Nuôi Gia Súc, Gia Cầm

Tính đến tháng 10 năm 2014, huyện An Dương (Hải Phòng) phát triển gần 110 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, trong đó 80 trang trại chăn nuôi gia cầm ở các xã: Hồng Phong, An Hòa, Lê Lợi, Đặng Cương, Hồng Thái, Đồng Thái quy mô từ 5.000 - 30.000 con/lứa; 26 trang trại chăn nuôi lợn tập trung chủ yếu ở các xã khu vực đường 5 và đường 203 như: Lê Thiện, An Đồng, Nam Sơn, Bắc Sơn, Đồng Thái, Đặng Cương, thị trấn An Dương.
Việc phát triển các trang trại chăn nuôi ở các địa phương tuân thủ theo quy hoạch nông thôn mới, tạo ra sản lượng sản phẩm thịt, trứng lớn cung ứng cho thị trường nội địa và xuất khẩu với giá trị sản phẩm hàng hóa đạt hơn 100 tỷ đồng/năm, trong đó tỷ lệ lãi so với doanh thu đạt hơn 20%.
Đồng thời tạo việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương. Giá trị sản phẩm hàng hóa tại các trang trại chăn nuôi chiếm tỷ trọng 8,4% so tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp xây dựng nông thôn.
Có thể bạn quan tâm

Theo các tài liệu khoa học trên thế giới đã chứng minh, trong trứng gà xanh, hàm lượng axit amin, kẽm, I-ốt, lecithin, lượng vitamin tổng hợp gấp 2 - 3 lần trứng gà thông thường...

Mô hình nuôi heo bằng hệ thống chuồng lạnh đang được một số người dân áp dụng với quy mô lớn.

Viện Khoa học - Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên vừa tổ chức công bố đề tài nghiên cứu phát triển sản xuất ca cao bền vững tại Việt Nam.

Nước trong hồ thủy lợi Dầu Tiếng (Tây Ninh) thiếu hụt so cùng kỳ, người dân canh tác trên đất bán ngập bội thu nhưng nhiều người sống bằng nghề đánh bắt thủy sản lại thất thu.

Hệ thống tưới nhỏ giọt “3 trong 1” cho cây tiêu của ông Nguyễn Xuân Sang ở thị xã Phước Long (Bình Phước) tiết kiệm được 40% lượng phân bón, 80% nhân công, 30% nước và tăng từ 15 - 20% năng suất.