Hủy Bỏ Nhãn Hiệu Cà Phê Buon Ma Thuot Bị Đăng Ký Độc Quyền Tại Trung Quốc

Ngày 20-2, Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột đã nhận được thông báo của Văn phòng luật sư Phạm và liên danh (đơn vị đại diện cho hiệp hội và tỉnh Dak Lak thực hiện kiện việc thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột bị đăng ký độc quyền tại Trung Quốc) về phán quyết của Trung Quốc liên quan đến vụ kiện này.
Ông Trịnh Đức Minh, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội cho biết: Phòng xét xử và xem xét lại (Bộ Công nghiệp và Thương mại Trung Quốc) đã hủy bỏ 2 nhãn hiệu cà phê "Buon Ma Thuot" do Công ty Guangzhou Buon Ma Thuot Coffee Co.,Ltd đăng ký bảo hộ độc quyền tại nước này.
Cụ thể, phía Trung Quốc cho rằng, Buôn Ma Thuột là một địa danh ở Việt Nam, chỉ một nơi quan trọng để trồng cà phê, đã được dùng để đăng ký bảo hộ độc quyền chỉ dẫn địa lý cho hàng hóa tại Việt Nam.
Qua thông tin đại chúng và quảng cáo, sản phẩm càphê Buôn Ma Thuột có danh tiếng nhất định đối với công chúng Trung Quốc, nên việc sử dụng độc quyền nhãn hiệu này cho sản phẩm cà phê của Công ty Guangzhou Buon Ma Thuot Coffee Co.,Ltd dễ gây nhầm lẫn về nguồn gốc sản phẩm hàng hóa.
Về việc Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột yêu cầu được bảo hộ độc quyền cho chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột trên lãnh thổ Trung Quốc, phía Trung Quốc cho rằng, chỉ dẫn địa lý này chưa đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn để được bảo hộ độc quyền và chưa phổ biến với công chúng nước này.
Có thể bạn quan tâm

Sau một thời gian dài bị cấm nhập khẩu do phát hiện thanh long Việt Nam nhiễm bệnh ruồi đục quả, đến nay, phía Đài Loan đã cơ bản đồng ý mở cửa cho quả thanh long xuất khẩu trở lại thị trường này.

Bón phân cho lúa là một kỹ thuật rất quan trọng giúp hạ giá thành sản xuất, tăng năng suất và phẩm chất lúa cũng như hạn chế sự đổ ngã, sâu bệnh cho lúa. Vì vậy, nông dân cần biết kỹ thuật bón phân cho từng mùa vụ cũng như từng vùng sinh thái khác nhau.

Hiện nay, nông dân ở hầu hết các xã trong huyện Mường Nhé đều gặp khó khăn về phát triển kinh tế hộ gia đình, do chưa được tiếp cận những kiến thức mới trong làm ăn và không có vốn đầu tư.

Thông tư 26/2013/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT về quản lý giống thủy sản (gọi tắt là Thông tư 26) có hiệu lực từ ngày 5.7 là cơ sở để Quảng Nam chấn chỉnh hoạt động sản xuất, mua bán con giống thủy sản trên địa bàn.

Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định số 1119/QĐ-TTg, chỉ đạo Bộ Nông nghiệp &PTNT xuất cấp (không thu tiền) 20 tấn hóa chất Chlorine thuộc hàng dự trữ quốc gia để hỗ trợ tỉnh Ninh Bình phòng, chống dịch bệnh tôm nuôi.