Hướng thoát nghèo từ nuôi gà thịt an toàn sinh học

Mô hình được triển khai từ tháng 7 đến tháng 11.2015, mỗi địa phương có 8 hộ được hỗ trợ 5 triệu đồng/hộ để mua 100 gà giống, thức ăn, vắc-xin, hóa chất sát trùng…, được tư vấn xây dựng chuồng trại, hướng dẫn quy trình chăm sóc, phòng chống dịch bệnh, quản lý về chất lượng con giống, nguồn thức ăn...
Qua 4 tháng thả nuôi, gà phát triển tốt, tỉ̉ lệ sống từ 80 - 90%, trọng lượng trung bình 1,5 kg/con, với giá bán hiện nay từ 80 - 90.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, người chăn nuôi lãi từ 4,5 - 5 triệu đồng/hộ.
Đây là mô hình sản xuất thiết thực, giúp cho hộ chăn nuôi tiếp cận với phương pháp chăn nuôi mới, hiệu quả, đầu tư vốn ít, giúp hộ nghèo cải thiện kinh tế gia đình, từng bước phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Bỏ ra chưa đến chục triệu đồng, chỉ sau 1 năm, ông Nguyễn Mạnh Thắng ở Vĩnh Niệm (Lê Chân, TP. Hải Phòng) đã có một vườn thanh long ruột đỏ rộng cả 100 mét vuông trên sân thượng, cho quả sai trĩu.

Ngày 25.10, đại diện Chi cục Thú y Phú Yên cho biết, UBND tỉnh này đã ra quyết định công bố dịch lở mồm long móng (LMLM) trên đàn gia súc tại xã Xuân Quang 1, huyện Đồng Xuân.

Theo kết quả rà soát của địa phương, đến nay xã Đại Phong, huyện Đại Lộc, Quảng Nam đã cơ bản đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới (NTM). Đây là thành quả đáng tự hào mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Đại Phong đạt được sau chặng đường phấn đấu nỗ lực suốt 5 năm qua.

Hội Nông dân (ND) xã Phước Ninh, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh, đã vận động các nhà hảo tâm đóng góp xây dựng hàng chục mái ấm cho ND nghèo. Hoạt động này của Hội ND xã đã khơi gợi được lòng từ tâm, góp phần xóa nhà tạm tại địa phương.

Phó Chủ tịch Nguyễn Hồng Lý cho biết, chương trình bình chọn “Nông dân Việt Nam xuất sắc” đã bước sang năm thứ 3 và càng ngày càng được chuẩn bị chu đáo, có đổi mới, phát hiện thêm được nhiều gương mặt là những nông dân xuất sắc toàn diện.