Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hướng Phát Triển Chăn Nuôi Mới Cho Nông Dân Thái Nguyên

Hướng Phát Triển Chăn Nuôi Mới Cho Nông Dân Thái Nguyên
Ngày đăng: 21/05/2014

Cách đây hơn một tuần, bê con F1 BBB (giống bò của nước Bỉ có tên là Blanc Belge - BBB) của gia đình anh Hà Duy Văn ở tổ 6, phường Lương Châu (T.X Sông Công, Thái Nguyên) mới được sinh ra đã nặng 35 kg. Con bê có nái mẹ là nền lai Sind, được thụ tinh nhân tạo với giống bò của Bỉ.

Anh Văn chia sẻ: Khoảng 2, 3 tháng nữa, con bò nái lai Sind của gia đình sẽ tiếp tục sinh thêm một con bê F1 BBB nữa. Tôi đã đi tìm hiểu thực tế ở Hà Nội thấy các hộ dân nuôi giống bò này có thu nhập khá cao bởi bê con lớn rất nhanh, khoảng 14 đến 18 tháng tuổi, trọng lượng của con bê này có thể đạt 400 đến 500kg, cao hơn giống bò di cóc khoảng 200 đến 350kg. Với giá bán 180 nghìn đồng/kg thịt móc hàm, mỗi con bò F1 BBB cho thu từ 50 đến 54 triệu đồng.

Gia đình anh Văn chỉ là 1 trong 30 hộ dân của tỉnh Thái Nguyên tham gia Chương trình nâng cao chất lượng đàn bò do Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh thực hiện trong năm 2013. Tham gia mô hình này, người dân được hỗ trợ tinh trùng bò giống.

Ông Phạm Gia Huỳnh, Giám đốc Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh cho hay: Với mục tiêu cải tạo đàn bò, nâng cao giá trị thu được từ chăn nuôi đại gia súc cho người dân, năm 2013, chúng tôi đã tiến hành phối 50 liều tinh trùng bò giống BBB cho các hộ dân có con nái nền lai Sind khỏe mạnh, trong đó tỷ lệ thành công là 50%. Dự kiến khoảng 2, 3 tháng tới, sẽ có hơn 20 con bê F1 BBB được sinh ra.

Bò BBB là giống bò chuyên thịt, lúc trưởng thành, con đực nặng 700-800kg, con cái nặng 600-700kg. Nếu nuôi tới 3-4 năm, có con nặng tới 1,4 tấn. Bò BBB hiền lành, dễ nuôi, dễ chăm sóc, khả năng kháng bệnh lại cao...

Anh Lê Văn Chiến, Phó Giám đốc Xí nghiệp Chăn nuôi Bãi Vàng (xóm Trại, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, T.P Hà Nội), đơn vị đang cung cấp tinh trùng giống bò BBB cho biết: Giai đoạn 2004-2009, Hà Nội đã phê duyệt Dự án lai tạo giống bò BBB với giống bò lai Sind của Việt Nam.

Kết quả ban đầu rất khả quan khi con lai sinh ra đã đạt trọng lượng từ 30-32kg, có con đạt tới 35kg. Nuôi tiếp 3 tháng, chúng nặng từ 80-100kg/con, nuôi tới 6 tháng, con bê có thể đạt 150-180kg...

Trong quá trình nuôi cho thấy, con lai F1 BBB rất thích nghi với điều kiện khí hậu của Việt Nam. Hiện nay, ngoài việc thực hiện Dự án tại 28 xã thuộc 7 huyện ngoại thành, Hà Nội còn giúp các tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc…lai tạo ra giống bò F1 BBB. Nếu Thái Nguyên có nhu cầu, chúng tôi rất sẵn lòng giúp đỡ về kỹ thuật thụ tinh, chăn nuôi giống bò này…

Thái Nguyên đang có 32 nghìn con bò, trong đó bò lai Sind chiếm khoảng 35%. Thực tế này cho thấy tỉnh ta có nhiều điều kiện thuận lợi để nhân rộng đàn bò F1 BBB. Hiện nay, với sự phát triển nhanh của cơ khí hóa nông nghiệp, máy móc đã thay thế dần sức kéo của đàn bò.

Vì vậy, xu hướng nuôi bò lấy thịt đang được nhiều người dân trong tỉnh quan tâm. Bởi vậy, áp dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo (tinh bò được nhập khẩu từ Bỉ) với nái nền là bò lai Sind trên địa bàn tỉnh không chỉ góp phần cải tạo tầm vóc đàn bò mà còn tạo ra sản phẩm hàng hóa là giống bò lai siêu thịt chất lượng cao BBB.

Ông Phạm Gia Huỳnh nhận định: Phát triển bò lai F1 BBB là cơ sở để thay đổi nhận thức, tư duy trong chăn nuôi bò thịt, giải quyết việc làm, tăng thu nhập của nông dân, góp phần tích cực trong công cuộc xây dựng nông thôn mới của tỉnh.

Tuy nhiên hiện nay, do phải mua tinh trùng giống bò BBB từ các Công ty nhập khẩu trong nước nên giá mỗi liều rất cao khoảng 500 nghìn đồng, trong khin nhiều hộ dân lại thiếu kinh nghiệm, chưa phát hiện đúng thời điểm phát dục của con nái nên tỷ lệ thụ tinh nhân tạo thành công cho bò nái lai Sind hiệu quả chưa cao.

Bởi vậy, chúng tôi rất mong tỉnh xây dựng và triển khai Dự án phát triển giống bò này để Thái Nguyên có điều kiện nhập khẩu trực tiếp nguồn tinh trùng bò từ nước Bỉ về, như vậy, giá mỗi liều sẽ giảm xuống chỉ còn 150 đến 200 nghìn đồng/liều. Về phía người dân sẽ được tập huấn kỹ thuật để từ đó có kinh nghiệm hơn trong việc chăn nuôi, lai tạo giồng bò này…


Có thể bạn quan tâm

Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Và Hội Nhập Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Và Hội Nhập

Tính đến năm 2014, tỉnh Sóc Trăng có gần 30 doanh nghiệp xuất khẩu, trong đó có 10 doanh nghiệp xuất khẩu thủy, hải sản các loại, 3 doanh nghiệp xuất khẩu gạo, 4 doanh nghiệp xuất khẩu nông sản và các doanh nghiệp còn lại xuất khẩu mặt hàng bánh pía - lạp xưởng, vàng, ngọc trai...

22/10/2014
Xuất Khẩu Gạo Cuối Năm Lại Gặp Khó Xuất Khẩu Gạo Cuối Năm Lại Gặp Khó

Thị trường XK gạo đang gặp khó trở lại khi nguồn cung trên thế giới tăng mạnh trong những tháng cuối năm, trong khi nhu cầu NK đã giảm sau mấy tháng sôi động vừa qua.

22/10/2014
“Vị Đắng” Mía Đường “Vị Đắng” Mía Đường

Dù đã bước vào niên vụ sản xuất mía đường chính vụ, nhưng không khí tranh thu mua nguyên liệu tại khu vực ĐBSCL năm nay không tái diễn. Hiện tượng này được đánh giá là khá “lạ”, bởi 15 năm qua, các nhà máy đường ở khu vực luôn trong cảnh tranh mua, tranh bán mía nguyên liệu khi vào vụ. Năm nay, phải đến giữa tháng 10, các nhà máy đường mới bắt đầu vào vụ, trong khi đó, vụ mía đường chính hàng năm mở màn từ tháng 9.

22/10/2014
Xuất Khẩu Mực, Bạch Tuộc Tăng Trưởng “Trái Chiều” Xuất Khẩu Mực, Bạch Tuộc Tăng Trưởng “Trái Chiều”

Từ đầu năm tới nay, trong khi xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam vào thị trường Hàn Quốc và EU cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ thì giá trị xuất khẩu sang Nhật Bản sụt giảm do các hàng rào kỹ thuật và sang Nga, Australia thiếu ổn định.

22/10/2014
Xuất Khẩu Cây Thủy Sinh Sang Đan Mạch, Singapore Xuất Khẩu Cây Thủy Sinh Sang Đan Mạch, Singapore

Theo ông Dũng, 18 giống cây thủy sinh xuất bán đều được nhập khẩu từ chính Đan Mạch và Singapore. Sau khi được nhân giống trong phòng thí nghiệm và nuôi lớn đến mức có thể sống trong môi trường nước, công ty sẽ xuất khẩu trở lại các nước này.

22/10/2014