Đã xuất khẩu hơn 4,3 triệu tấn gạo
9 tháng đã xuất khẩu hơn 4,3 triệu tấn gạo.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), kết quả giao hàng từ ngày 1/9 đến ngày 30/9 đạt 532.267 tấn, trị giá FOB 216,348 triệu USD, trị giá CIF 218,015 triệu USD.
Lũy kế xuất khẩu từ ngày 1/1 đến ngày 30/9 đạt 4,351 triệu tấn, trị giá FOB 1,810 tỷ USD, trị giá CIF 1,861 tỷ USD.
Tại thị trường trong nước, tuần đầu tháng 10, giá lúa khô tại kho khu vực ĐBSCL loại thường dao động từ 5.000 - 5.100 đồng/kg, lúa dài khoảng 5.300 - 5.400 đồng/kg.
Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm hiện khoảng 6.450 - 6.550 đồng/kg tùy từng địa phương, gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 6.300 - 6.400 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương.
Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn hiện khoảng 7.350 - 7.450 đồng/kg, gạo 15% tấm 7.100 - 7.200 đồng/kg và gạo 25% tấm khoảng 6.950 - 7.050 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương.
Về tình hình sản xuất, tính đến ngày 6/10, Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại (Bộ Công Thương) dẫn số liệu của Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho biết:
Các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL đã xuống giống vụ Hè Thu năm 2015 được khoảng 1,668 triệu ha/1,6 triệu ha diện tích kế hoạch, thu hoạch Hè Thu khoảng 1,6 triệu ha với năng suất khoảng 5,6 - 5,7 tấn/ha, sản lượng khoảng 9,04 triệu tấn lúa.
Các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL đã xuống giống vụ Thu Đông 2015 được khoảng 750.000 ha/886.000 ha diện tích kế hoạch, thu hoạch được khoảng 220.000 ha với năng suất khoảng 5 tấn/ha, sản lượng đạt khoảng 1,1 triệu tấn lúa.
VFA nhận định, tình hình xuất khẩu gạo từ quý IV sẽ khả quan hơn và tăng trưởng ổn định hơn.
Sở dĩ VFA đưa ra nhận định này là dựa trên cơ sở Việt Nam đã trúng thầu xuất khẩu 450.000 tấn gạo sang Philippines và khoảng 1 triệu tấn gạo cung cấp cho Indonesia.
Tuy nhiên, việc tăng khối lượng xuất khẩu cũng đặt ra sức ép đối với các doanh nghiệp trong nước khi sản lượng lúa gạo vụ Thu Đông sắp kết thúc, cộng với lượng tồn kho chỉ khoảng là 1,5 triệu tấn.
Do vậy, VFA đề nghị các doanh nghiệp cần phải cân đối lại nguồn cung phục vụ đủ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.
Có thể bạn quan tâm

Hiện toàn thành phố có 40 bể nuôi, mỗi bể từ 20 - 40m2, nhiều hộ đã đạt lợi nhuận cao từ mô hình này.

Trung tâm Quốc gia giống hải sản miền Trung được thành lập năm 2004 từ nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản. Hơn 10 năm qua, trung tâm đã đẩy mạnh việc nghiên cứu các đề tài khoa học, chuyển giao tiến bộ khoa học vào sản xuất nhằm từng bước đáp ứng nhu cầu giống thủy sản cho thị trường…

Nuôi cá vồ đém có đầu ra luôn ổn định, giá cao. Thời gian nuôi dài hơn cá tra nhưng vốn đầu tư thấp.

Các nhà khoa học đầu ngành trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn giải đáp những thắc mắc về kỹ thuật… cho bà con nông dân.

Ngày 19/5, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Cà Mau tổ chức thả con giống nhằm góp phần tái tạo nguồn lợi thủy sản.